'Thảo dược có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm'

Các chuyên gia từ Đại học Adelaide, Murdoch và Curtin cảnh báo trên Tạp chí Y khoa Úc (Medical Journal of Australia), một số thảo dược được bán trên thị trường Úc có thể chứa các hóa chất, độc tố tự nhiên, kim loại nặng hay thuốc trừ sâu.

Many users of herbal medicines do not tell their doctor they are taking the substances because they believe they are natural

Many users of herbal medicines do not tell their doctor they are taking the substances because they believe they are natural Source: The Guardian/ Antonio Olmos for the Observer

Ngay tại Úc, bên cạnh y học phương Tây cũng có nhiều cách trị liệu khác mà nổi bật trong đó có trị bệnh bằng thuốc thảo dược và bổ sung các chất từ thảo mộc cho cơ thể.

Theo , các chuyên gia y tế Úc đã kêu gọi cần phải kiểm tra độc lập với các loại vitamin và các chất bổ sung được bán ở Úc, với lý do là nhiều người dùng các loại chất này có thể vô tình gây tổn hại cho bản thân.

Thuốc thảo dược vô hại?

Một đánh giá về các loại thuốc bổ sung hỗ trợ do Đại học Adelaide, Đại học Murdoch và Đại học Curtin cùng thực hiện đã đưa ra kết luận rằng hầu hết người Úc coi các sản phẩm thảo dược là vô hại.

Tuy nhiên, các chuyên gia từ các Đại học này viết trên Tạp chí Y khoa Úc () cho biết, một số phương thuốc thảo dược được bán trên thị trường nước Úc có thể chứa các hóa chất, độc tố tự nhiên, kim loại nặng hay thuốc trừ sâu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các quy định với sản phẩm thảo dược tại Úc vẫn tương đối lỏng lẻo, thành phần và chất lượng của các loại thuốc không được kiểm soát chặt chẽ như đối với các loại dược phẩm bình thường.
Regulation of herbal products in Australia remains relatively lax, researchers found.
Regulation of herbal products in Australia remains relatively lax, researchers found. Source: ABC/ Flickr: Ano Lobb
Theo đồng tác giả của các nghiên cứu trên, ông Ian Musgrave từ Đại học Adelaide, một số lượng đáng kể các loại thuốc thảo dược truyền thống không tuân thủ quy định của Úc.

"Trong một số trường hợp, thành phần hoặc là không được liệt kê hoặc nồng độ.”

“Thành phần của thuốc được ghi nhận là không đúng như đã giới thiệu trên nhãn hiệu và các trang mạng cung cấp thông tin sản phẩm."

"Đáng lo ngại nhất, một vài sản phẩm được pha trộn bất hợp pháp với dược phẩm được phép lưu hành để nâng cao hiệu quả của các sản phẩm thảo dược," ông Musgrave nói.

Suýt chết vì Thảo dược

Theo , các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một người đàn ông bị chứng động kinh đã được điều trị bằng một loại thảo mộc Trung Quốc, được cho là có mục đích để điều trị co giật một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, chính sản phẩm thảo dược này lại được tẩm thêm chất phenytoin, chống co giật, và bệnh nhân Nam này đã suýt chết vì mức độ nhiễm độc trong máu của ông ta.

Trong một vụ khác, một cậu bé đã được cha mẹ cho uống một loại vitamin thảo dược từ Tây Tạng.

Thế nhưng, thuốc này sau đó được phát hiện có chứa lượng chì ở mức độ nguy hiểm, và cậu bé đã tích vào cơ thể mình đến 63 gram kim loại độc hại trong vòng bốn năm uống thuốc.

Có một điểm đáng chú ý trong công trình nghiên cứu về thuốc thảo dược tại Úc, theo tác giả chính của nghiên cứu là giáo sư Roger Byard từ Đại học Adelaide, ngay cả thuốc thảo dược không chứa hóa chất độc hại đi nữa thì các thành phần bí ẩn cũng có thể gây ra các biến chứng như suy thận hoặc tổn thương gan.
Úc chưa quan tâm đúng mức đến thảo dược?

Theo Giáo sư Roger Byard từ Đại học Adelaide, việc thiếu giám sát có hệ thống với các thuốc thảo dược có nghĩa là khi xuất hiện phản ứng bất lợi thậm chí nghiêm trọng gây ra bởi một số loài thực vật, thì không ai được biết và rủi ro đó cũng không được công nhận cho tận đến thời gian gần đây.

Năm ngoái, ABC đưa tin, một người đàn ông Tây Úc suýt thiệt mạng sau khi uống bột protein có chứa chiết xuất trà xanh và viên bổ sung garcinia cambogia.

Các bác sĩ tin rằng chiết xuất trà xanh đã khiến gan của bệnh nhân Matthew Whitby mất đi chức năng của nó.

Mặc dù thoát chết nhưng 2 tuần sau đó, người đàn ông này đã phải chấp nhận mang một lá gan hiến tặng và bị viêm gan B.

Hiện nay, bệnh nhân này phải sống chung với các loại thuốc trị gan trong nốt quãng đời còn lại của mình.

Thảo dược phải dán nhãn cảnh báo

Theo ABC, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng Chan Su (một loại thuốc Trung Quốc phổ biến cho các bệnh nhiễm trùng da và cổ họng) đôi khi được tẩm với chất độc từ da cóc.

Chính chất độc của cóc Châu Á được cho là gây co giật, rối loạn nhịp tim và thậm chí hôn mê.
16-toad-venom-chan-su
16-toad-venom-chan-su Source: Pharmacognosy
Theo Giáo sư Byard, các loại thuốc đó sẽ phải nằm trong danh mục Quản lý Hàng hóa Dược phẩm (TGA), để yêu cầu các nhà sản xuất đưa ra mẫu kiểm tra độc lập trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

"Phải có hành động pháp lý với trường hợp không tuân thủ, và các chế phẩm có chứa các chất bất hợp pháp nên bị cấm," ông Byard nói.

Các nhà nghiên cứu cũng mong muốn các sản phẩm thảo dược gây nhiều tranh cãi được bán ở Úc thì phải có nhãn cảnh báo.

Giới hữu trách nói gì?

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của TGA cho ABC biết, các tác giả của báo cáo từ các đại học chủ yếu viện dẫn các ví dụ từ nước ngoài.

"Trái ngược với tuyên bố của họ rằng Úc thiếu quy định cho các sản phẩm thảo dược, thì tại Úc này, có một hệ thống quản lý mang tầm quốc tế cho tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc bổ thảo dược và các loại khác," Phát ngôn nhân này nói.

Phát ngôn nhân này cũng khẳng định, chỉ có những thành phần được gọi là an toàn mới có thể được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược.

Share
Published 6 February 2017 5:59pm
Updated 7 February 2017 12:52pm
By Xuân Ngọc

Share this with family and friends