Hong Kong đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình rầm rộ hơn vào cuối tuần này trong khi Trung Quốc cảnh báo họ có thể sử dụng quyền lực của mình để dập tắt các cuộc biểu tình.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp gỡ cá nhân với những người biểu tình để xoa dịu sự căng thẳng trong nhiều tuần qua.
Protesters occupy the arrival hall of the Hong Kong International Airport during a demonstration. Source: Getty Images AsiaPac
Quân đội Trung Quốc lộ diện "cảnh báo rõ ràng"
Hàng trăm Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (PAP) hôm thứ Năm đã tiến hành tập trận tại một sân vận động thể thao ở Thâm Quyến (Shenzhen) – tiếp giáp Hong Kong.
Cuộc tập trận diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ “quan ngại sâu sắc” cho làn sóng biểu tình, điều này đã thúc đẩy lo ngại rằng quân đội có thể được sử dụng để đàn áp các cuộc biểu tình trong tương lai.
Mười tuần liên tục đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình đã khiến Hong Kong rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi nước này được trao lại cho Trung Quốc từ tay Anh năm 1997.
Mặt trận Dân quyền, nhóm tổ chức các cuộc tuần hành hàng triệu người hồi tháng Sáu, đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình khác vào Chủ nhật này.Đại sứ Trung Quốc tại London đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc, nói rằng Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh của mình để dập tắt các cuộc biểu tình ở Hong Kong nếu tình hình trở nên xấu hơn, lặp lại cáo buộc rằng một số người biểu tình đã có “dấu hiệu khủng bố”.
People's Liberation Army from the 9th Hong Kong Tertiary Military Camp at the San Wai Barracks of the Hong Kong Garrison in Fanling. China has issued a warning Source: SIPA USA
“Chính phủ trung ương sẽ không chỉ ngồi khoanh tay nhìn”, ông Lưu Hiểu Minh nói với các phóng viên.
“Chúng tôi có đủ giải pháp và đủ sức mạnh trong giới hạn của Luật Căn bản Hong Kong để nhanh chóng dập tắt mọi bất ổn”, ông Lưu nói thêm, đề cập đến văn kiện mang tính hiến chế của Hong Kong, trong đó chính phủ Hong Kong có thể yêu cầu chính phủ Trung Quốc tiến quân vào thành phố để giúp duy trì trật tự.
“Chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép một vài kẻ tội phạm bạo lực kéo lê Hong Kong đi một con đường nguy hiểm, lao xuống vực thẳm nguy hiểm.”
Ấn bản hôm nay, thứ Sáu, của tờ báo nhà nước Trung Quốc Global Times – Thời báo Toàn cầu, cũng cảnh báo rằng Trung Quốc có quyền “can thiệp mạnh mẽ”, và đả kích những gì Bắc Kinh mô tả là sự can thiệp của Mỹ vào Hong Kong.
“Nếu Hong Kong không thể tự mình khôi phục luật pháp và các cuộc bạo loạn gia tăng, thì chính phủ trung ương phải thực hiện những hành động trực tiếp dựa trên Luật Căn bản Hong Kong”, tờ báo này viết, cho rằng việc khai triển Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc của Thâm Quyến là “một cảnh báo rõ ràng”.Thời báo Toàn cầu nói rằng tình hình ở Hong Kong “sẽ không lặp lại sự kiện chính trị ngày 4 tháng Sáu năm 1989”, đề cập đến cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh cách đây 30 năm.
Khoảng cách từ Thâm Quyến đến trung tâm Hong Kong chỉ 25 cây số. Source: Google Maps
Sẽ có một Thiên An Môn thứ hai ở Hong Kong?
Hôm thứ Tư, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, Cố vấn An ninh Tòa Bạch Ốc John Bolton cảnh báo nguy cơ lặp lại sự kiện lịch sử đẫm máu Thiên An Môn. Mới hôm qua, thứ Năm, Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập gặp gỡ những người biểu tình, nói rằng điều đó sẽ giúp chấm dứt căng thẳng.
“Nếu Chủ tịch Tập gặp gỡ trực tiếp và cá nhân với những người biểu tình, sẽ có một kết thúc có hậu và tươi sáng cho vấn đề Hong Kong. Tôi không nghi ngờ gì điều đó!” ông Trump đã tweet như vậy.Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm cho biết Bắc Kinh đã lưu ý bình luận của Trump, nói rằng Bắc Kinh cần tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hong Kong.
China has deployed large numbers of paramilitary personnel only 25km away from the Hong Kong border, just across the harbour. Source: EPA
Trong khi đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu cáo buộc các lực lượng ngoại quốc chưa xác định đã thúc đẩy các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Ông Lưu lên án “các chính trị gia và tổ chức phương Tây” ẩn danh đã “yểm trợ những kẻ cực đoan bạo lực” và cố gắng “cản trở cảnh sát Hong Kong đưa kẻ phạm tội ra công lý”.
Hong Kong là một phần của Trung Quốc. Không nước ngoài nào nên can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong.
“Bằng chứng cho thấy rằng tình hình ở Hong Kong sẽ không đến nỗi xấu đi nhiều nếu không có sự can thiệp và kích động của các lực lượng nước ngoài,” ông Lưu nói.
Làn sóng biểu tình Hong Kong 2019
Các cuộc biểu tình năm nay phát sinh hồi tháng Tư, sau khi Hong Kong đưa ra dự luật cho phép người bị cáo buộc chống lại Trung Hoa đại lục bị dẫn độ về Trung Quốc. Nhóm chỉ trích nói rằng việc này sẽ gây nguy hiểm cho các nhà hoạt động dân chủ và các nhà báo với viễn cảnh những người bị buộc tội phải đối mặt với các phiên tòa bất công và chịu sự đối xử bạo lực.
Nỗi giận dữ của người dân Hong Kong đa phần nhắm vào bà Carrie Lam, trưởng đặc khu, người được Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ, nhất là khi bà dán mác cho các cuộc biểu tình là “nổi loạn có tổ chức” – điều mà người biểu tình ôn hòa bác bỏ.
Dự luật dẫn độ này bị đình chỉ vào đầu tháng Bảy sau khi hàng trăm ngàn người Hong Kong xuống đường biểu tình. Người biểu tình Hong Kong từ đó đòi chính phủ Hong Kong phải hoàn toàn rút bỏ dự luật này và có những cải cách dân chủ khác, trong đó gồm cả việc ân xá cho tất cả các nhà hoạt động bị bắt giữ.
Cách đây 5 năm, các cuộc biểu tình năm 2014 của Hong Kong khiến thế giới quan tâm đã diễn ra trong vài tuần. Khi đó người Hong Kong yêu cầu được quyền bầu lãnh đạo của chính họ. Nhưng phong trào Dù vàng đã bị đàn áp và không có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc Kinh.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại