Người dân Hong Kong cảm thấy bị đặc khu trưởng phản bội

Protestors in Hong Kong take to the streets again to fight a new proposed law, that would allow for Hong Kongers arrested in the city to be extradited to China

Protestors in Hong Kong take to the streets again to fight a new proposed law, that would allow for Hong Kongers arrested in the city to be extradited to China Source: SIPA USA

Cảnh sát chống bạo động và người biểu tình ở Hồng Kông đang chuẩn bị cho những cuộc đụng độ mới có thể xảy ra trên khắp các khu thương mại của thành phố này, theo sau dự luật sửa đổi về việc dẫn độ sẽ cho phép người phạm tội bị đưa đến Trung Quốc để xét xử. Thế nhưng đặc khu trưởng của Hồng Kông nói rằng bà sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì bất lợi cho Hong Kong.


Đặc khu trưởng của Hong Kong Carrie Lam đã rơi nước mắt khi nói về các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại dự luật dẫn độ hiện đang gây tranh cãi.

Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường để chống lại dự luật cho phép người dân bị đưa tới Trung Quốc để xét xử, với những cơn thịnh nộ ngút trời.

Thế nhưng bà Carrie Lam vẫn giữ vững lập trường: “Tôi sẽ không né tránh trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu luật dẫn độ này, mặc dù chúng tôi rất tin vào hệ thống luật pháp. Điều này gây ra sự phản đối công khai và chia rẽ trong xã hội. Nhưng đôi khi, là một nhà lãnh đạo chính trị, chúng ta không thể né tránh những quyết định khó khăn."

Cựu đặc khu trưởng của Hong Kong tại Anh, Andrew Leung nói rằng sự phản đối của người dân là dễ hiểu, thế nhưng Bắc Kinh có một số mối quan tâm chính đáng:
 
"Cảm xúc của người dân Hong Kong đang dâng trào vì có rất ít người tin tưởng luật pháp ở Hoa lục. Rất ít người muốn lắng nghe tranh luận từ phía Trung Quốc. Thực tế là Bắc Kinh vẫn lo lắng rằng Hong Kong hiện đang trở thành thiên đường của tội phạm. Nhưng người dân Hong Kong thì không quan tâm đến vấn đề này, điều họ muốn là tường lửa ngăn cách giữa hai hệ thống pháp lý vẫn tồn tại." 
 
Những người biểu tình lo ngại luật mới sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát nhiều hơn lãnh thổ thuộc địa cũ của Anh và làm xói mòn các quyền tự do dân chủ được bảo đảm theo thỏa thuận của Anh ban đầu. Thủ tướng Anh Theresa May đã lên tiếng  về các đề xuất này.
"Điều quan trọng là những thỏa thuận dẫn độ ở Hồng Kông phải phù hợp với các quyền và tự do đã được đặt ra trong tuyên bố chung giữa Trung quốc và Anh. Chúng tôi đã rõ ràng trong quan điểm của mình. Chúng tôi đã rất rõ ràng ngay từ đầu rằng việc tham gia với chính phủ Hong Kong, với các thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong và hội đồng điều hành ở tất cả các cấp về quan điểm của chúng tôi."
Bà nói rằng các sửa đổi phải tôn trọng các luật được quy định trong hiệp ước song phương năm 1984 của Anh và Trung Quốc, vốn mang lại chủ quyền cho Hồng Kông từ Trung Quốc.

"Điều quan trọng là những thỏa thuận dẫn độ ở Hồng Kông phải phù hợp với các quyền và tự do đã được đặt ra trong tuyên bố chung giữa Trung quốc và Anh. Chúng tôi đã rõ ràng trong quan điểm của mình. Chúng tôi đã rất rõ ràng ngay từ đầu rằng việc tham gia với chính phủ Hong Kong, với các thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong và hội đồng điều hành ở tất cả các cấp về quan điểm của chúng tôi."

Sau tuyên bố của bà May, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tiếp tục đăng đàn, kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh. Ông Hunt cho rằng chính quyền Hong Kong nên lắng nghe những lo ngại của người dân về dự luật dẫn độ.

"Các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong là một dấu hiệu rõ ràng về sự quan tâm của công chúng trước những thay đổi được đề xuất đối với luật dẫn độ. Tôi kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và hòa bình", ngoại trưởng Anh lên tiếng.

"Tôi kêu gọi chính phủ Hong Kong lắng nghe những lo ngại của người dân và các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.

Điều cần thiết là chính quyền phải tham gia vào cuộc đối thoại có ý nghĩa và thực hiện các bước đi để bảo vệ các quyền, sự tự do và mức độ tự chủ cao của Hong Kong, những thứ đã làm vùng đất này trở nên nổi tiếng trên thế giới.

Phát huy nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, như đã nêu trong tuyên bố chung có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và Anh, là điều cực kì quan trọng cho những thành công trong tương lai của Hong Kong", ông Hunt khẳng định.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông hy vọng một giải pháp hòa bình có thể được đưa ra.

"Tôi hiểu lý do của cuộc biểu tình nhưng tôi chắc chắn họ sẽ giải quyết được. Tôi hy vọng họ sẽ có thể giải quyết vấn đề này với Trung Quốc."

Theo báo South China Morning Post, đây là lần đầu tiên ông Trump có các phát ngôn công khai liên quan tới dự luật dẫn độ của Hong Kong. Dự luật gây tranh cãi này đã bị một số nghị sĩ, quan chức Mỹ cùng các quan chức Châu Âu chỉ trích, đồng thời kéo theo các cuộc biểu tình ở ít nhất 29 thành phố trên thế giới.

Trong khi đó, cảnh sát trưởng Hồng Kông đã mô tả các cuộc biểu tình đêm qua xung quanh trụ sở chính phủ của thành phố là 'hỗn loạn'.

Ủy viên cảnh sát Stephen Lo Wai-chung cho biết các sĩ quan cảnh sát đã sử dụng dùi cui, bình xịt hơi cay, đạn cao su, ống nước chống lại một nhóm người biểu tình đeo mặt nạ xông vào các con đường xung quanh khu phức hợp ở quận Đô đốc Hồng Kông.
"Tôi chỉ có thể nói rằng tôi rất buồn khi bị gắn mác rằng tôi đang phản bội Hồng Kông. Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì mà không nghĩ tới lợi ích của Hong Kong."
"Khi chúng tôi đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải sử dụng vũ lực để ngăn chặn các cuộc bạo loạn . Tôi kêu gọi công dân Hồng không không đến khu vực Đô đốc. Tôi muốn lên án hành vi vô trách nhiệm của những kẻ bạo loạn. Họ có thể bày tỏ quan điểm của mình, nhưng họ không nên làm tổn thương người khác, kể cả đồng nghiệp của tôi và những người vô tội khác."

Andrew Leung cho rằng mọi người nên tin tưởng hơn vào hệ thống tư pháp Hong Kong, vốn rất liêm chính và được thế giới công nhận.
 
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng người dân Hong Kong lo sợ về khả năng bị cáo buộc có thể dẫn đến việc công dân bị dẫn độ một cách bất công sang Trung Quốc.

Những người phản đối, bao gồm các luật sư và các nhóm nhân quyền hàng đầu, nói rằng hệ thống tư pháp của Trung Quốc vốn tai tiếng với sự tra tấn và cưỡng bức, giam giữ tùy tiện và bị cáo khó tiếp cận với luật sư.

Ông Leung nói rằng luật dẫn độ mới đã bao gồm các biện pháp bảo vệ, nhưng chấp nhận rằng cảm xúc giận giữ của người biểu tình đang rất mạnh mẽ.

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói rằng bà sẽ không bao giờ làm gì để gây hại cho Hong Kong.

"Tôi chỉ có thể nói rằng tôi rất buồn khi bị gắn mác  rằng tôi đang phản bội Hồng Kông. Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì mà không nghĩ tới lợi ích của Hong Kong."
 
Bà Lam thừa nhận rằng chính phủ của bà đã thất bại trong việc thu hút những người trẻ tuổi từ nhiều nguồn gốc khác nhau về vấn đề này, nhưng bà không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục tuân thủ luật pháp.

Share