Uống thuốc bổ? 7 điều cần biết

Đó có thể là vitamin C giúp vượt qua cảm cúm, dầu cá cho sức khỏe tim mạch, vitamin D cho xương, cỏ St John cho tâm trạng tốt hơn, hay một chất nào đó giúp giảm cân… hơn một nửa trong chúng ta đang uống thuốc bổ và vitamin.

Supplements

Bạn biết gì về thuốc bổ? Source: Food Matters

Nhiều chuyên gia cho rằng lên đến 80 phần trăm trong chúng ta uống thuốc bổ và các loại vitamins mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2014, ngành kỹ nghệ thuốc bổ đạt doanh thu $3,5 tỉ đô la, và lợi nhuận tiếp tục gia tăng.  

Không thể phủ nhận thực tế chúng ta đang nạp vào người những chất bổ sung với niềm tin sức khỏe sẽ tốt hơn. Nhưng cũng không thể phủ nhận chuyện chúng ta không hề biết bên trong viên thuốc bổ ấy có gì, nguồn gốc từ đâu, và liệu chúng có thực sự mang đến hiệu quả cho trường hợp của mình.

Trong khả năng xấu nhất, thuốc bổ gây nguy hiểm. Hầu hết những trường hợp còn lại, có rất ít bằng chứng đáng tin cậy cho thấy thuốc bổ và các chất bổ sung mang lại lợi ích cho sức khỏe – và ngành kỹ nghệ này không có những quy định chặt chẽ về an toàn và hiệu quả như người tiêu dùng vẫn tưởng. 

Cuối cùng, vẫn là người tiêu dùng cần tỉnh táo.

Ở thời điểm hiện tại:

Supplements
Uống thuốc bổ? 7 điều cần nhớ Source: Pixabay
Vậy trước khi tiến đến các kệ hàng mua thuốc bổ hay các chất bổ sung và có ý định uống chúng, có 7 điều người tiêu dùng nên lưu ý:

1 – Thuốc bổ có thể gây nguy hiểm

Người tiêu dùng thường nghĩ thuốc bổ thảo mộc là ‘an toàn’ và chúng được làm từ nguồn ‘thiên nhiên’.

Nhưng thiên nhiên không đồng nghĩa với an toàn.

Gần đây nhất là một cuộc điều tra về những do báo New York Times và chương trình Frontline đài PBS của Mỹ phối hợp thực hiện.

Kết quả cho thấy một số loại thuốc bổ thảo dược liên quan đến bệnh gan, cụ thể một loại thuốc bổ giảm cân khiến 70 người suy gan và ít nhất một người chết.

Ngay tại Úc, hai tháng trước, các báo đài đồng loạt đưa tin một thanh niên Tây Úc bị hư lá gan – kết quả từ việc uống bột protein có chiết xuất trà xanh.

Kể từ đó, dữ liệu cho thấy, từ năm 2011, và việc sử dụng thường xuyên những thực phẩm bổ sung có liên quan đến suy thận.

2 – Không có quy định chặt chẽ đối với thuốc bổ

So với thuốc biên toa của bác sĩ, thuốc bổ và các chất bổ sung không phải chịu cùng một mức độ thử nghiệm và quy định chặt chẽ, trước khi chúng xuất hiện trên thị trường.

Úc có một hệ thống hai tầng để quản lý thuốc, Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chức năng Trị liệu (Therapeutic Goods Administration – TGA) sử dụng phương pháp đánh giá nguy cơ để phân loại giám sát và quy định hai dòng này.

TGA cân nhắc hầu hết thuốc bổ và chất bổ sung trong nhóm nguyên liệu có rủi ro thấp, nhãn trên bao bì là Aust-L, và không có sự kiểm tra nhiều như nhóm có rủi ro cao Aust-R.

Đối với sản phẩm dòng nguy cơ thấp Aust-L, nhà sản xuất phải dùng những nguyên liệu đã được duyệt và phải tuân theo tiêu chuẩn sản xuất quy định.

Nhưng TGA dựa vào… khi nói đến chất lượng nguyên liệu và quy trình sản xuất. Đặc biệt là nhà sản xuất không cần chứng minh với TGA rằng sản phẩm của họ có tác dụng.

Vậy nên, dù có sự quản lý của TGA, nhưng người sử dụng thuốc bổ và các chất bổ sung không thể chắc chắn 100 phần trăm về nguyên liệu trong đó cũng như hiệu quả của nó.

Đặc biệt là đối với thuốc bổ dạng trà hay thức uống, hoàn toàn có thể không có sự quản lý của TGA vì được phân loại là thực phẩm.
tea bags
Cẩn thận với thuốc bổ dạng trà hay bánh, có thể lọt ra khỏi sự quản lý của TGA Source: Pixabay

3 – Sản phẩm bán trên mạng không bảo đảm

Tiến sĩ Dr Joanna Harnett, khoa Dược trường đại học Sydney gọi những trang mạng bán thuốc bổ và thảo dược là ‘bãi mìn’ đầy nguy hiểm.

, nhất là từ ngoại quốc, là đem chính mình đặt trước rủi ro, vì khả năng mua nhầm hàng giả là rất lớn.

Không có sự quản lý của TGA, khả năng cao gặp những sản phẩm chứa các thành phần không ghi trên nhãn, phi pháp hoặc quá liều gây nguy hiểm, và nguyên liệu trong đó có thể bị nhiễm độc kim loại như chì và thủy ngân.

Hiện tại TGA có những cảnh báo an toàn trước những sản phẩm giúp giảm cân chứa các thành phần phi pháp, có liên hệ đến những ca bệnh tim và ung thư.

Mới đây là sự rộ lên của những sản phẩm có chiết xuất trà xanh, theo sau một số nghiên cứu tin rằng nạp chất này vào người giúp giảm thiểu khả năng bị một số loại ung thư.
"Không có vitamin, khoáng chất, hay thảo dược nào qua được những thử nghiệm nghiêm ngặt cho kết quả có thể chữa lành ung thư", Joanna Harnett
Nhưng một khi thuốc bổ bị sản xuất sai lạc, hệ quả vô cùng nghiêm trọng – có thể làm chết người.

Tiến sĩ Harnett cho biết: “Trong thực tế , nếu chúng bị sản xuất sai cách, hoặc có nồng độ quá cao như một số sản phẩm đang được bán trên Internet”. 

4 – Tác dụng phụ khi uống chung với thuốc khác

Tiến sĩ Lynn Weekes CEO của NPS MedicineWise nói rằng một số người đứng trước .

Gặp nguy cơ cao nhất là những người đang có hệ miễn nhiễm yếu hoặc đang uống các thuốc khác như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người đang hồi phục sau phẫu thuật, và người đang điều trị ung thư.

Tiến sĩ Weekes nói những người uống các loại thuốc chống đông máu như warfarin, đừng uống thuốc bổ thảo dược, ví dụ như là chiết xuất ginko – cây bạch quả, vì khả năng họ bị chảy máu rất cao.
Các chuyên gia khuyên rằng, hãy đến hỏi bác sĩ trước khi nạp vào người một loại thuốc bổ nào đó, dù bạn có đang uống thuốc bác sĩ biên toa hay không.

Tiến sĩ Harnett thì lưu ý đối với những người đang điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, việc thảo luận với bác sĩ về những thuốc bổ làm từ thảo dược họ đang uống, hay muốn uống, là hết sức quan trọng.

Vì một số loại thuốc bổ và dược thảo tưởng chừng như bổ dưỡng lại có thể làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư hoặc làm gia tăng chất độc trong thuốc hóa trị.
herbal medicine
Hỏi bác sĩ trước khi dự định uống bất kì loại thuốc bổ hay dược thảo nào, vì sự an toàn của chính mình. Source: Pixabay

5 – Thường là không mang lại hiệu quả

Dù việc uống thuốc bổ và thảo dược lan tràn và ngày càng phổ biến, đến nay không có nhiều bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng.

Tiến sĩ Weekes cho biết, nhìn chung hiệu quả không thực sự nhìn thấy được, trừ vài loại ngoại lệ.

“Ngay cả trong lĩnh vực có nhiều nghiên cứu được thực hiện, ví dụ như dầu cá, kết quả tìm thấy gần như hoàn toàn trái ngược nhau mỗi lần như vậy.”

Nhiều nghiên cứu được thực hiện về ích lợi của đối với bệnh tim, bệnh trầm cảm, và bệnh viêm khớp.

Nhiều bằng chắng cho thấy dầu cá có thể giữ một số vai trò trong việc chữa trị bệnh viêm khớp, và có thể một ít trong chữa trị trầm cảm.

Nhưng tác dụng của dầu cá đối với bệnh tim là không đáng kể so với những gì người ta vẫn tin.

Gần đây nhất là một thử nghiệm cho thấy dầu cá không mang lại bất kì sự trợ giúp nào trong việc ngăn ngừa tình trạng tồi tệ hơn của bệnh tim đối với những người đã từng bị một lần lên cơn đau tim bất ngờ. Từ kết quả đó, Viện Tim (Heart Foundation) đã điều chỉnh lại đề nghị bổ sung dầu cá của họ.

6 – Bạn thật sự không cần đến thuốc bổ

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị thiếu dinh dưỡng, ví dụ như thiếu máu, rõ ràng là bạn nên uống những chất bổ sung theo toa bác sĩ.

Nhưng đại đa số chúng ta đang uống những chất bổ sung mà không có bất kỳ chẩn đoán thiếu hụt nào của bác sĩ, chúng ta uống thuốc bổ với nỗ lực cải thiện sức khỏe và hạnh phúc, và chống lại bệnh tật.
"Cũng như mọi thứ khác, cái gì quá nhiều cũng gây ra nguy hiểm”, Tim Crowe
Nếu bạn đang uống thuốc bổ - đặc biệt là thêm vào người những chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe, Phó Giáo sư về Dinh dưỡng Tim Crowe khuyên bạn tốt hơn nên chi khoản tiền này vào việc cải thiện chế độ ăn uống.

“Luôn tốt hơn khi chất dinh dưỡng đến từ thức ăn. Nếu bạn đang lệ thuộc vào thuốc bổ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn đã đánh mất những lợi ích khác rất tốt cho sức khỏe của bạn từ thức ăn.”

Đối với những người chọn cách bổ sung dinh dưỡng từ thuốc bổ, Phó Giáo sư Crowe đề nghị bạn lựa chọn một loại thuốc bổ đa vitamin tốt, giảm thiểu khả năng bạn uống 'quá liều' một chất cụ thể nào đó.

“Mỗi thứ một chút, không có gì trong quá nhiều trong các viên đa vitamin này. Cũng như mọi thứ khác, cái gì quá nhiều cũng gây ra nguy hiểm.”
fish oil
Source: Pixabay

7 – Thuốc bổ không chữa lành ung thư hay bệnh tật nào

Có rất ít bằng chứng cho thấy thuốc bổ có thể ngăn ngừa, chống chọi, hay chữa lành ung thư.

Tiến sĩ Harnett nói rằng, bất kì loại thuốc bổ nào nhận rằng có thể chữa lành ung thư đều đáng báo động đối với người tiêu dùng.

"Không có vitamin, khoáng chất, hay thảo dược nào qua được những thử nghiệm nghiêm ngặt cho kết quả có thể chữa lành ung thư.”

Một số loại thuốc bổ tuyên bố có thể phòng chống ung thư. Một số người uống thuốc bổ cung cấp những chất chống oxy-hóa như vitamin A, C và E với niềm tin chúng giúp chống lại những bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.

Nhưng kết quả từ các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy, uống vào người một số chất bổ sung nhất định dạng thuốc bổ gây hại hơn làm lợi: không tạo ra bất kì sự khác biệt nào, hoặc gia tăng nguy cơ bị một số loại ung thư.

Một nghiên cứu được nhiều người biết đến trong những năm 1990, những người hút thuốc lá được cho uống thuốc bổ sung beta-carotene (một chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể người), và việc này phải dừng lại sau khi số lượng người uống thuốc bổ này phát triển bệnh ung thư gia tăng đáng kể.



Share
Published 18 May 2016 6:49pm
Updated 19 May 2017 2:25pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends