Khăn ren, chăn len thủ công, trang phục truyền thống, đồ trang trí và bát đĩa – chỉ là một vài trong số những vật dụng mang dấu ấn của quê hương mà mọi người đã rời xa từ lâu.
Bạn nên làm gì với những tấm thảm thủ công của cha bạn từ Hy Lạp, chiếc sườn xám truyền thống của dì bạn từ Hồng Kông hay bộ bát đĩa của mẹ bạn từ Anh sản xuất khoảng năm 1958, khi bạn không còn sử dụng hay mặc chúng nữa?
Chúng là những thứ chúng ta để lại khi chuyển nhà, thu hẹp không gian sống hoặc khi chúng ta lìa đời – một sự kết nối với quá khứ mà nhiều người cảm thấy khó lòng buông bỏ.
Phát Thành Viên 1: "Tôi có một bộ sưu tập các món đồ bằng gỗ tuyết tùng, và mỗi lần về quê thăm nhà, tôi lại mang thêm một vài món. Chúng chiếm rất nhiều chỗ gian và tôi biết mình không cần đến chúng, nhưng tôi không nỡ vứt bỏ hay quyên góp. Chúng có thể là một món đồ trang trí đẹp trong nhà ai đó, nhưng với tôi, chúng lại trở thành đồ lộn xộn trong nhà. Cực kỳ quá nhiều."
Phát Thành Viên 2: "Là một người Nam Á, tôi có thói quen giữ lại những bộ trang phục truyền thống vì không bao giờ biết khi nào sẽ cần đến chúng. Chúng tôi cũng thích phối hợp trang phục, nên theo cách nào đó, chúng tôi đang sống bền vững hơn. Nhưng ngoài ra, quần áo truyền thống Nam Á còn được xem là vật gia truyền. Dù vậy, tôi luôn sẵn sàng quyên góp (cho từ thiện) vì đó là một việc làm ý nghĩa. Những bộ quần áo này khá đắt đỏ, vậy tại sao không tặng chúng để ai đó có thể tiếp tục sử dụng?"
Phát Thành Viên 3: "Tôi có rất nhiều đĩa DVD cũ, cả phim tiếng Quảng Đông và tiếng Anh, nhưng chúng đã nằm trong gara nhiều năm. Tôi luôn nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ xem lại, hoặc có những bộ phim có thể không tìm thấy trên mạng."
Đó là chia sẻ của ba phát thanh viên của SBS về những món đồ họ hoặc gia đình họ vẫn giữ lại dù chúng không còn nhiều giá trị thực tế.
Salvation Army đang khuyến khích mọi người quyên góp những món đồ này để chúng có một cuộc sống mới, đồng thời giúp gây quỹ cho các chương trình từ thiện quan trọng.
Một số cửa hàng ở Victoria đang chuẩn bị tổ chức sự kiện "Trưng bày Đa Văn Hóa" tại các cửa hàng Salvos.
Leigh Murphy, Quản lý Khu vực Victoria của Salvos Stores, chia sẻ:
"Ví dụ như tại Noble Park, chúng tôi đã dành ra một khu vực khoảng 20-25 mét vuông để trưng bày. Hiện tại, có sáu nền văn hóa được giới thiệu tại khu vực này. Trước mắt, chúng tôi chỉ triển khai tại Noble Park, nhưng có kế hoạch mở rộng sang bốn cửa hàng khác ở Victoria trong năm nay. Điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng quyên góp vì đó là yếu tố quan trọng nhất."
Các vật phẩm văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, nhiều nước châu Phi, Nhật Bản và Indonesia sẽ được trưng bày trong sự kiện này.
Mục tiêu là khuyến khích sự chia sẻ và quyên góp, đồng thời giúp công chúng hiểu hơn về các cộng đồng khác nhau.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thú vị tại cửa hàng của chúng tôi. Một số tác phẩm mang giá trị lịch sử từ góc nhìn của Úc, nhưng cũng có nhiều tác phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới, mang theo những câu chuyện đặc biệt. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được những cuốn sách cổ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi có cơ hội trò chuyện với những người quyên góp, lắng nghe câu chuyện về nguồn gốc và lịch sử gia đình họ.Leigh Murphy
Ruchi Sharma, Thư ký Hiệp hội Ấn Độ tại Victoria, cũng đang hỗ trợ Salvos Stores kêu gọi quyên góp từ cộng đồng Ấn Độ:
"Người dân đã quyên góp rất nhiều sari – trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ. Ngoài ra còn có áo truyền thống, đồ ba mảnh của phụ nữ, áo kurta của nam giới và cả trang sức. Những món đồ này còn rất mới, thậm chí có những bộ chưa từng được sử dụng. Điều tôi thấy ý nghĩa ở đây là nỗ lực đưa các món đồ đa văn hóa về chung một mái nhà – một ví dụ tuyệt vời về sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau."
Salvation Army là một trong những tổ chức từ thiện lâu đời nhất ở Úc, đã hỗ trợ người dân hơn 140 năm qua.
Các cửa hàng của công ty đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, cung cấp quần áo và đồ nội thất giá cả phải chăng cũng như gây quỹ cho các chương trình từ thiện khác.
Theo tổ chức Charitable Reuse Australia, việc quyên góp giúp kéo dài vòng đời của 285 triệu sản phẩm mỗi năm.
Có gần 2.500 cửa hàng từ thiện trên khắp cả nước mà Charitable Reuse Australia mô tả là trải nghiệm mua sắm không có cảm giác tội lỗi và giản dị.
Số lượng nhân viên toàn thời gian khá ít, nhưng có khoảng 33.500 tình nguyện viên giúp duy trì hoạt động của các cửa hàng này.
Selba-Gondoza Luka, Giám đốc điều hành của Afri-Aus Care, đang giúp kêu gọi quyên góp từ cộng đồng châu Phi tại Melbourne:
Người châu Phi chúng tôi rất thích mặc trang phục rực rỡ, và những bộ đồ này đều phải được may thủ công. Vì thế, tôi đã nói với các chị em trong cộng đồng rằng chúng ta hãy ủng hộ Salvation Army. Họ đã luôn giúp đỡ chúng ta, vì vậy nhiều phụ nữ đã mang quần áo đến quyên góp. Ngoài cộng đồng châu Phi, chúng tôi còn có những người bạn Ấn Độ cũng mang quần áo truyền thống của họ đến. Tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này. Cộng đồng châu Phi của chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp.Selba-Gondoza Luka
Leigh Murphy cho biết việc quyên góp cũng nhằm đảm bảo những thứ không cần phải đưa đến bãi rác sẽ được sử dụng lần thứ hai.
"Một điều rất quan trọng mà Salvos Stores luôn chú trọng là đảm bảo các vật phẩm được giữ trong nền kinh tế tuần hoàn. Hiện tại, có rất nhiều vật dụng bị vứt bỏ vào bãi rác trong khi chúng hoàn toàn có thể tái sử dụng và mang lại giá trị cho cộng đồng. Đây là điều mà chúng tôi đặc biệt quan tâm đối với tất cả các khoản quyên góp."
Đồng hành cùng chúng tôi tại SBS Vietnamese Facebook và cập nhật tin tức ở sbs.com.au/vietnameseNghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ App Store hay Google Play