Fissaha Gobena được bạn bè và gia đình gọi tên tắt đáng yêu là ‘Fish’, làm việc tại khoa chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế Monash và đây là một công việc khó khăn.
"Rất khó khăn, tất cả bệnh nhân đến khoa ICU tức Khoa Chăm sóc Đặc biệt đều rất nguy kịch và chúng tôi bảo đảm phương pháp điều trị phù hợp được thực hiện, để có kết quả tốt nhất”, Fissaha Gobena.
Là Phụ tá quản lý khoa điều dưỡng, làm việc ở tuyến đầu y tế của Melbourne có nghĩa là phải giữ bình tĩnh dưới áp lực và đó là nơi Fish xuất sắc, theo Adrienne Pendrey, Quản lý khoa Điều dưỡng Chăm sóc Đặc biệt.
"Tôi đã làm việc với Fish trong 17 năm, khi có tình huống đặc biệt khó khăn trong khoa, anh ấy luôn ở vị trí trung tâm".
"Thường thì nếu cần giải quyết một trường hợp khó khăn, chúng tôi biết rằng có thể nhờ Fish, với lý lịch và kinh nghiệm của anh ấy cũng như làm việc trong điều kiện bất lợi”, Adrienne Pendrey.
Được biết Fish được đào tạo làm y tá tại quê nhà Ethiopia.
Anh sinh ra ở tỉnh Oromia và tự nhận mình là Oromo, nhóm sắc tộc lớn nhất ớ quốc gia nầy.
Sau khi tốt nghiệp y tá, Fish được gửi đến một thị trấn ở phía tây Ethiopia, làm việc tại một phòng khám xa xôi với ít nguồn lực.
"Không có thiết bị y tế và nguồn cung cấp thuốc rất hạn chế, chúng tôi phải làm những gì có thể để cứu sống bệnh nhân".
"Vấn đề là rất nhiều bệnh truyền nhiễm, một trong những vấn đề chính là biến chứng khi sinh nở".
"Tắc nghẽn khi chuyển dạ khá phổ biến, nên bạn cần sử dụng thiết bị đó và chúng rất rỉ sét, đủ rỉ sét để gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng”, Fissaha Gobena.
Đó là một khởi đầu khó khăn đối với một y tá trẻ và sự mất mát không thể tránh khỏi, đã khiến anh ấy tổn thương sâu sắc.
"Bạn nhìn thấy, quan sát và rồi bật khóc, vì chẳng thể làm gì được".
"Bạn bị chấn thương tâm lý, nhưng đó là một phần cuộc sống của mình, tôi thậm chí còn không biết cuộc sống khác biệt này, cho đến khi tôi đến đây và chứng kiến hệ thống y tế ở Úc”, Fissaha Gobena.
Đó không phải là khó khăn duy nhất, mà anh phải đối mặt ở Ethiopia.
Khu vực Oromia có lịch sử lâu dài về bạo lực vũ trang và bất bình đẳng xã hội.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo rằng, giao tranh liên tục giữa quân nổi dậy và lực lượng chính phủ, đã dẫn đến 'những vụ ngược đãi nghiêm trọng, đối với cộng đồng người Oromo và các nhóm thiểu số'.
"Chuyện nầy luôn còn ở đó và tất cả không bao giờ dừng lại".
"Cho đến ngày nay, mọi thứ vẫn đang trở nên tồi tệ hơn, đến mức trẻ em bị tàn sát. Bất kể bạn có tham gia chính trị hay không, miễn là người Oromo đều bị nhắm đến”, Fissaha Gobena.
Được biết Fish đã trốn khỏi quê hương, sau khi từ chối tham gia một đơn vị quân y trong quân đội .
"Tôi buộc phải gia nhập quân đội với tư cách là một y tá, vì nghề nghiệp của tôi để đi giúp đỡ những người lính bị thương".
"Tôi có thể đã bị giết, hoặc ít nhất là tôi có thể chết trong tù".
"Vì vậy tôi đã đến Nairobi và được UNHCR bảo vệ ngay lập tức".
"May mắn thay chú tôi đã sống ở Úc đã bảo lãnh cho tôi và điều đó giúp tôi dễ dàng đi đến Úc”, Fissaha Gobena.
Được biết Fish đã xây dựng một cuộc sống mới ở đây và đã kết hôn với một đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế Monash.
Anh rất biết ơn, khi được nuôi dạy hai đứa con của họ ở đây.
"Sống ở Úc giống như thiên đường trên trái đất".
"Bạn được bảo vệ ở mọi nơi bạn đến, bạn được an toàn cả ngày lẫn đêm 24/7”, Fissaha Gobena.
Trong khi đó Fish cũng hướng dẫn những người Oromo trẻ tuổi và những người mới đến khác, nhưng những suy nghĩ về cuộc xung đột đang diễn ra ở quê hương không bao giờ xa rời tâm tư anh ấy.
"Có rất nhiều người tị nạn từ Ethiopia đến nước láng giềng và không còn hy vọng, một số người trong số họ đang chết vì bệnh tật, hoặc suy dinh dưỡng”, Fissaha Gobena.
Chính sự quan tâm và chăm sóc của anh ấy dành cho người khác, khiến Fish trở thành một tài sản có giá trị trong khoa chăm sóc đặc biệt, theo lời người quản lý Adrienne Pendrey.
"Tôi rất tự hào về anh ta, thật tuyệt vời khi được lắng nghe những câu chuyện và những gì anh ấy đã đạt được, khi xuất thân từ hoàn cảnh như vậy, cũng như tiếp tục công việc của mình".
"Anh đang âm thầm đạt được tất cả những điều ấn tượng của mình, cũng như nuôi dạy gia đình và tham gia vào cộng đồng rộng lớn hơn".
"Đó là sự ghi nhận đối với anh ấy và khả năng phục hồi cũng như niềm đam mê đối với công việc đang làm, hầu mong muốn giúp đỡ cải thiện cuộc sống của mọi người”, Adrienne Pendrey.
Khi sắp bước sang năm thứ 20 tại Monash Health, Fish mơ ước một ngày nào đó người Oromos ở Ethiopia, cũng sẽ tìm thấy hòa bình.
"Chỉ cần được sống như một con người, chỉ cần được sống tự do".
"Họ có thể làm việc, có thể làm bất cứ điều gì và chỉ cần được tự do”, Fissaha Gobena.