40 năm sau mới dọn dẹp hóa chất độc hại sau vụ rò rỉ chết người ở Ấn Độ

INDIA-HEALTH-ENVIRONMENT-CHEMICALS

Second and third generation children of the 1984 Bhopal Gas Leak Disaster victims and members of the Chingari Rehabilitation Centre hold candles as they pay tribute to the victims on the eve of its 40th anniversary near the defunct Union Carbide pesticide plant in Bhopal on December 1, 2024. Source: Getty / GAGAN NAYAR/AFP via Getty Images

40 năm sau vụ rò rỉ khí độc hại nhất trong lịch sử ở nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide do Hoa Kỳ sở hữu tại thành phố Bhopal ở miền trung Ấn Độ, nhà chức trách Ấn độ vừa dọn dẹp sạch sẽ những thứ sót lại. Vụ rò rĩ khiến hàng ngàn người đã thiệt mạng, vô số các nạn nhân sống sót và con cái họ hiện nay vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe mãn tính.



Bốn mươi năm sau sự kiện rò rĩ khí độc thuốc trừ sâu, , các nhà chức trách Ấn Độ tại thành phố Bhopal ở miền trung đất nước đã bắt đầu xử lý chất thải độc hại từ nhà máy hóa chất. Một đoàn xe gồm một chục xe tải được hộ tống bởi hơn 50 phương tiện, bao gồm xe cứu hỏa, xe cảnh sát và xe cứu thương, đã khởi hành từ một địa điểm của nhà máy thuốc trừ sâu vào hôm Thứ Tư.

Nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide là một trong những vụ rò rỉ khí độc hại nhất trong lịch sử.

"Tôi đang ngủ cùng gia đình và đột nhiên chúng tôi thức giấc với cảm giác bất thường này, cảm giác nóng rát ở mắt và chúng tôi không thể thở được. Chúng tôi phải vật lộn để thở và nước mắt chảy ràn rụa không thể nhìn thấy gì được. Giống như là ai đó đang cắt hành tây, cùng lúc đó cảm giác như đang bị ai bóp cổ khiến bạn không thể thở được. Điều đó đã xảy ra với tất cả chúng tôi. Tôi, anh trai tôi, em trai tôi và cha và mẹ tôi."
Đó là Tiến sĩ Amit Zutshi.

Ông kể lại trải nghiệm đau thương của mình vào sáng sớm ngày 3 tháng 12 năm 1984.

Ngày hôm đó, khí methyl isocyanate bị rò rỉ từ một nhà máy thuốc trừ sâu do Union Carbide Corporation của Hoa Kỳ điều hành tại Bhopal là quê nhà của ông.

Tiến sĩ Amit nói với SBS rằng cha mẹ ông không thể mở mắt trong gần một tháng vào thời điểm xảy ra sự cố.

Ông nói rằng cha ông đã quyết định đưa gia đình rời đi đến tá túc tại nhà một người bà con cách nơi họ sống khoảng năm km.

"May mắn là chúng tôi có xe hơi, vì vậy ba tôi lái xe và tôi nghĩ đó là lý do tại sao mắt ông không mở được, vì suốt thời gian đó ông phải mở mắt để lái xe. Nó dẫn đến việc rất nhiều khí lọt vào và hấp thụ qua giác mạc. Và đó là lý do tại sao ông có nhiều triệu chứng về mắt hơn. Khi lái xe, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều xác chết, những người dân thường gục xuống chết trên đường."
Hơn nửa triệu người ở thủ phủ của tiểu bang Madhya Pradesh đã bị nhiễm độc từ hậu quả của thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới này với gần 16.000 người chết.

Harinarayan Chari Mishra là cảnh sát Trưởng của Bhopal.

"Một đoàn xe gồm ít nhất 30 xe tải đã được điều động để chở chất thải độc hại còn sót lại của nhà máy Union Carbide để đưa đi xử lý theo quy trình vận hành tiêu chuẩn -SOP - do chính phủ quy định. Một quy trình phù hợp sẽ được thực hiện theo SOP để xử lý chất thải công nghiệp và thương mại."
Chất thải đang được chuyển đến một cơ sở xử lý ở Pithampur, nơi vật liệu sẽ được đốt.

Sau phán quyết gần đây của tòa án tối cao của tiểu bang cách đây một tháng [[vào ngày 5 tháng 12]], chất thải còn lại phải được loại bỏ khỏi nhà máy bị bỏ hoang.

Công nhân đã mất nhiều tháng để chuẩn bị xe tải chống rò rỉ, chống cháy để chở 337 tấn chất thải nguy hại, được niêm phong trong 12 container để vận chuyển.

Các biện pháp mạnh đã được thực hiện để tránh bất kỳ tai nạn hoặc thảm họa nào khác trên hành trình dài 230 km trong bảy tiếng đồng hồ di chuyển.

Chính quyền địa phương cho biết sẽ mất từ ba đến chín tháng để đốt chất thải.

Swatantra Pratap Singh là Giám đốc Ban cứu trợ và phục hồi thảm họa khí độc Bhopal.

"337 tấn chất thải độc hại còn lại sẽ được đóng gói đúng cách dưới sự giám sát của Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương và Ban Kiểm soát Ô nhiễm Madhya Pradesh. Theo các hướng dẫn an toàn thích hợp, chất thải sẽ được nơi chất thải độc hại được xử lý và đốt tại cơ sở Ramky Enviro - công ty quản lý chất thải công nghiệp - ở Pithampur."

Được xây dựng vào năm 1969, nhà máy Union Carbide, hiện thuộc sở hữu của Dow Chemical, được coi là biểu tượng của sự tiến bộ và công nghiệp hóa ở Ấn Độ.

Nhà máy đã tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người nghèo, đồng thời sản xuất thuốc trừ sâu giá rẻ cho hàng triệu nông dân.

Nhưng trong vụ rò rỉ năm 1984, ô nhiễm từ nhà máy và chuyển động của gió đã khiến nhiều nạn nhân tử vong, ngay trên giường trong nhà họ do bị ngạt thở.

Hàng ngàn người khác đã tử vong do hậu quả trong những tháng và năm sau đó.

Con số thương vong chính xác vẫn chưa rõ ràng.

Giáo sư Stuart Khan là chuyên gia hóa học đến từ Đại học Sydney.

"Vẫn còn nhiều đáng kể chất cặn hóa học trong khu vực và chúng có thể nằm ngoài thứ hóa chất đã gây ra tác hại tại thời điểm đó. Có thể có các sản phẩm phân hủy và có thể là các chất phản ứng hóa học khác, các chất khác, cũng được sử dụng trong sản xuất."

Vào năm 2014, các nhóm hỗ trợ đã nói rằng vẫn còn tới 150.000 người đang phải chịu đựng bệnh tật từ hậu quả này.

Những di chứng này bao gồm ung thư, suy nhược mãn tính, các vấn đề về phổi và rối loạn thần kinh do hít phải khí độc.

Thảm họa này cũng được gọi là một cuộc diệt chủng sinh thái, vì tác động tàn phá của nó đối với động vật hoang dã.

Năm 1989, Union Carbide đã trả hơn số tiền tương đương 750 triệu đô la Úc bồi thường theo một thỏa thuận ngoài tòa án với chính phủ Ấn Độ.

Nhưng các nhà hoạt động cho rằng số tiền đó không đủ cho những người sống sót.

Tiến sĩ Amit Zutshi giải thích rằng chính cảm giác không có giá trị mà mọi người cảm thấy sau sự kiện đau thương khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Như ông chia sẻ, thực tế là chính phủ đã mất 40 năm để hành động tự nó đã nói lên rất nhiều điều.

"Nếu bạn nhìn vào số tiền đã được trao cho mọi người, thì đó là một số tiền rất nhỏ so với đau thương và mất mát mà họ phải gánh chịu. Không, nó không tương xứng với bất cứ điều gì trong những gì họ đã trải qua, vì vậy tôi nghĩ rằng điều đó làm tăng thêm sự xúc phạm cho toàn bộ vấn đề. Đó là vấn đề tài chính, và teh6m vào dó là việc thiếu chăm sóc y tế và thiếu chăm sóc tâm lý đã làm trầm trọng thêm toàn bộ bức tranh."
Nhà máy rộng 55 ha đã bị bỏ hoang, nhưng một lượng lớn hóa chất và thuốc trừ sâu được lưu trữ bên trong cơ sở vẫn tiếp tục rò rỉ.

Chúng thấm vào đất và làm ô nhiễm nguồn nước uống của hơn 40 khu nhà ổ chuột.

Các vật liệu thải - chẳng hạn như hắc ín và các hợp chất chứa clo, thủy ngân, chì và các nguyên tố khác - đã bị bỏ lại trong nhà máy hóa chất.

Trong số các vụ kiện hình sự và dân sự liên quan đến vụ việc có những người phụ nữ có con bị khuyết tật do bị nhiễm độc.

Năm 2010, tám cựu nhân viên của Union Carbide đã ra tòa tại Ấn Độ và bị kết án về tội gây tử vong do sơ suất với mức án hai năm tù và bị phạt số tiền tương đương AUD3.000 đô la mỗi người, là mức án tối đa theo luật của quốc gia này.

Không lâu sau phán quyết, cả tám người đều được tại ngoại.

Những người sống sót và các nhóm vận động đã kêu gọi loại bỏ vật liệu gây hại này từ lâu.

Đối với các nhà hoạt động như Rachna Dhingra, từ Nhóm Bhopal vì Thông tin và Hành động, đây là một cuộc chiến gian nan.

"337 tấn chất thải độc hại của nhà máy Union Carbide mà mọi người nói đến thực ra chỉ là một phần trăm trong tổng lượng chất thải, nghãi là ngày nay, nước ngầm của 42 nhà khu ổ chuột đã bị ô nhiễm. Ngay cả ngày nay, vẫn có chất thải độc hại tại 21 địa điểm trong nhà máy và được chôn trong các hồ năng lượng mặt trời bên ngoài nhà máy."

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share