Thủ tướng Angela Merkel đã phải nhượng bộ trong vấn đề di dân

German Chancellor Angela Merkel, left, and Hungarian Prime Minister Viktor Orban, right, arrive for a news conference after a meeting at the chancellery in Berlin, Thursday, July 5, 2018. (AP Photo/Markus Schreiber)

German Chancellor Angela Merkel, left, and Hungarian Prime Minister Viktor Orban, right. Source: AP

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang gặp thách thức trong vai trò lãnh đạo của mình, khi nhiều quan chức Đức đe dọa sẽ từ chức nếu bà không đồng ý với những chính sách ngăn chặn người nhập cư.


Theo sau đó là các mối đe dọa từ việc các quan chức từ chức và bất đồng quan điểm về chính sách nhập cư của bà, điều này sẽ làm cho mối quan hệ chính trị gần bảy thập kỷ giữa bà và các chính trị gia khác đứng trước bờ vực nguy hiểm. 

Nhưng theo phúc trình, bà Merkel vẫn phải đối phó với các "nước láng giềng" trong tình trạng đầy hoài nghi. 

Các chính sách di dân mới của Đức đã được thỏa thuận với tên gọi "liên minh lớn", kết thúc một cuộc tranh cãi nhưng chính điều này đã làm mối quan hệ đối tác giữa các nước trong liên minh Châu Âu ngày một tồi tệ chỉ vài tháng sau khi nó được công bố. 

Điều này cũng làm suy yếu quyền lực chính trị của bà Merkel. 

Chính sách này bao gồm việc trao trả lại những di dân đã đăng ký tị nạn ở một nước Châu Âu khác nhưng sau đó vẫn cố gắng nhập cảnh Đức. Đây chính là điểm mấu chốt cho những xung đột diễn ra giữa Bộ trưởng Nội vụ kiêm lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Bavaria (CSU), ông Horst Seehofer. 

Ông Seehofer đã đe dọa từ chức để thúc giục Thủ tướng Merkel đồng ý với chính sách nhận cư khó khăn hơn và ban hành các biện pháp không chấp nhận di dân, chính điều này đã làm cho mối quan hệ chính trị của ông và bà Merkel đi vào bế tắc. 



Ông nói ông đã đạt được sự nhất trí rõ ràng và hài lòng với thỏa thuận này trong việc ngăn người nhập cư bất hợp pháp tràn qua biên giới Áo – Đức trong tương lai. 

"Điều này bao gồm việc từ chối người di dân ở biên giới, nhưng đồng thời cũng nhanh hơn cái gọi là thủ tục Dublin ở Đức. Đây chính là điều mà một Bộ trưởng Nội vụ của AFP như tôi mong muốn có được và rất hài lòng."

Các bên cũng đồng ý thúc đẩy việc đưa mọi người trở lại các nước họ đã xin tị nạn, tuy nhiên điều này đòi hỏi có sự đồng ý của các quốc gia trước đây, mà hiện nay các quốc gia này không muốn nhận thêm người nhập cư. 

Các quan chức cấp cao sẽ có 48 giờ để tiến hành trao trả người di dân tại các trạm kiểm soát biên giới, nếu những người này không được chuyển đến sân bay Munich và sẽ bị trả về đất nước đầu tiên mà họ đặt chân đến Châu Âu. 

Theo quy ước Dublin, những người xin tị nạn phải nộp đơn yêu cầu đến quốc gia EU đầu tiên mà họ đặt chân đến. Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Andrea Nahles nhấn mạnh rằng thỏa thuận sẽ không tạo thêm các trạm quá cảnh, mà chính đảng này đã so sánh chúng với các trại tị nạn.

"Sẽ không có bất kỳ hành động đơn phương nào, sẽ không có bất kỳ sự từ chối đơn phương nào ở biên giới, thay vào đó là việc thực hiện một quy trình làm việc nhanh hơn tại nơi này cho những người xin tị nạn. Tất cả đều dựa trên luật hiện hành, chúng ta không cần một sự sửa đổi hay bổ sung nào. Sẽ không có bất kỳ trại tị nạn nào, vì nó nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD)."

Trong khi áp lực dường như đã giảm bớt phần nào ở Đức; ở nước ngoài, thủ tướng Đức vẫn phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ.

Sau khi thảo luận với Thủ tướng Hungary Viktor Orban ở Berlin, "cặp chính trị gia quyền lực" này dường như có quan điểm chính trị rất khác nhau về cách thức chăm sóc người xin tị nạn và cách mà người tị nạn tìm kiếm nơi ở trên thế giới. 

Ông Orban nhấn mạnh niềm tin của mình rằng việc đóng cửa biên giới sẽ hạn chế những mối nguy hiểm cho những người nhập cư ngay từ đầu. 

"Không còn nghi ngờ gì, chúng ta phải giữ lại quyền cơ bản của con người và vì thế, chúng ta chỉ có một giải pháp - đóng cửa biên giới và mang viện trợ trực tiếp đến những nước đang cần nó. Chúng ta không thể để những điều đó mang thêm những điều xấu.

"Nếu những người Hungary có vũ trang không bảo vệ biên giới, thì sẽ có khoảng 4,000 hay 5.000 người sẽ vào Đức mỗi ngày. Đó là những gì chúng ta đang bảo vệ tại biên giới chúng ta. Và vì thế, đất nước này, chúng ta gọi đó là đoàn kết."

Trong khi Thủ tướng Merkel đồng ý rằng các quốc gia có quyền để bảo vệ biên giới của họ, bà cũng cho rằng các quốc gia châu Âu nên có thêm tính đạo đức và nhân đạo trong việc giúp đỡ những người di dân. 

"Linh hồn của những người châu Âu rất có tính nhân đạo. Nếu chúng ta muốn giữ gìn điều tốt đẹp này... và nếu Châu Âu muốn nắm giữ một vai trò quang trọng trên thế giới nhờ vào giá trị của mình, thì châu Âu không nên buông tay, chúng ta nên giúp đỡ nhân loại khỏi sự khó khăn và đau khổ."

Thủ tướng Đức không phải là người duy nhất đạt được các thỏa thuận ở nước ngoài. 

Ông Seehofer đã gặp Thủ tướng Áo, ông Sebastian Kurz, người đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với liên minh cầm quyền tại Đức.

Nhưng thủ tướng Áo không hề ấn tượng với kế hoạch từ bỏ những người đã xin tị nạn ở các quốc gia có biên giới chung với Đức và thông báo rằng Áo sẽ không chịu trách nhiệm.

"Vì vậy tôi ủng hộ việc thủ tướng Đức sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với Hy Lạp và Ý. Và tôi hy vọng họ sẽ góp phần tìm ra một giải pháp chung. Nếu giải pháp đó không tìm thấy ở Đức và Áo thì sẽ phải có các biện pháp khác để thực hiện những gì đã gọi là luật châu Âu."

Các đại biểu đến từ Đức, Áo và Italy sẽ gặp nhau vào tuần tới để thảo luận về việc làm thế nào để đóng cửa hoàn toàn một tuyến đường dọc theo bờ biển của châu Âu nơi mà hàng chục ngàn người di dân đã dùng làm cửa ngõ để đến đây. 


Share