Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc cung cấp thông tin về những người thân yêu của họ, bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương thuộc vùng tây bắc Trung Quốc.
Nhiều người dùng mạng xã hội với hashtag là #MeTooUyghur, để đăng tải hình ảnh của bạn bè và gia đình, mà họ không được biết trong nhiều tháng và cả nhiều năm qua.
Trong số đó, là bà Fatima Abdulghafur ở Sydney.
“Anh em trai và cha tôi bị bắt đưa vào một trại tập trung từ lâu lắm rồi, mẹ tôi và các chị em gái thì bị quản chế tại gia, không thể đi lại tự do," bà Abdulghafur nói.
"Tôi không biết những gì xảy ra cho họ và chuyện nầy khiến tôi hết sức buồn bã và tuyệt vọng.”
Trong khi đó, nhà tranh đấu có trụ sở tại Canberra là bà Nurgal Sawut, có gia đình bị giam giữ trong các trại và trở thành một nhà vận động cho những người Úc có thân nhân bị tù đầy.
“Đây là lúc phải lên tiếng, chúng tôi không thể chờ đợi có thêm nhiều cái chết nữa, hay chờ các tin buồn xảy đến từ các trại đó, vốn nằm ngoài quê hương của chúng tôi," bà Sawut nói.
"Đã đủ lắm rồi, nay là lúc phải nói lên tất cả.”
Chiến dịch bắt đầu sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một đoạn phim, nhằm bác bỏ cáo buộc của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ rằng một ca sĩ nhạc dân ca nổi tiếng đã chết trong tù.
Trường hợp đặc biệt của nhạc sĩ và nhà thơ người Duy Ngô Nhĩ Abdurehim Heyit, tiết lộ rất nhiều về việc Trung Quốc tống giam và cố gắng tẩy não 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi thiểu số ở tỉnh Tân Cương.
Ông Heyit, một bậc thầy của loại đàn hai dây, được Thổ Nhĩ Kỳ cho biết là đã chết trong một trong những trại do Trung Quốc xây dựng cho người Duy Ngô Nhĩ.
Từ chối rằng ông đã chết, Trung Quốc đã phát hành một đoạn video về ông Heyit nói rằng ông đang có sức khỏe tốt, nhưng video không thể được xác minh là có thật và sự không chắc chắn về số phận của ông, đã đặt ra một câu hỏi đáng lo ngại, về những gì đang xảy ra các trại tập trung, mà Trung Quốc đã cố gắng che giấu khỏi thế giới.
Nay hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ cho biết, họ cũng muốn thấy các bằng chứng về những người thân bị mất tích của họ, vẫn còn sống.
Ông Arslan Hidayat cho biết, cha vợ của ông là kịch sĩ hài Adil Mijit, đã bị mất tích từ tháng 11.
“Chính phủ Trung Quốc công bố cuốn băng video về ca sĩ nhạc dân ca là ông Abdurheim Heit, để chứng tỏ là ông ta còn sống và khỏe mạnh, chúng tôi cũng muốn có các băng video khác để chứng tỏ cuộc sống của những người bị cầm giữ”.
Trung Quốc đã tìm cách trong nhiều năm để đồng hóa dân số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi với đa số người Hán, một phần bằng cách làm tràn ngập tỉnh Tân Cương với người di cư từ nơi khác.
Nỗ lực đè bẹp dân chúng đã tăng tốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, chính phủ đã thiết lập một quần đảo ngục tù làm tiền đồn ảm đạm để thực hiện việc cưỡng bức, xóa bỏ ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ.
"Chúng tôi chỉ biết nêu lên những nhận thức về việc nầy, cũng như cần nói chuyện về vấn đề nói trên, bởi vì chúng tôi đều đoàn kết trong vấn đề nầy”, Rushan Abbas.
Lúc đầu, Trung Quốc phủ nhận những trại này tồn tại; sau đó Trung Quốc thừa nhận rằng chúng có tồn tại nhưng tuyên bố họ dành cho giáo dục lại và đào tạo nghề.
Như các nhân chứng đã xác minh, mục đích thực sự đen tối hơn nhiều, để ép buộc những người bị giam giữ từ bỏ ngôn ngữ và văn hóa của họ.
Các chuyên gia cho biết, hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ, trong tổng số hơn 11 triệu người.
Ông Dolkun Isa, chủ tịch của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, nói rằng có thể có 2 triệu tù nhân trở lên, dựa trên những lời rò rỉ ra của các gia đình Duy Ngô Nhĩ và những người đã được thả ra.
Trung Quốc cuối cùng thừa nhận họ đang xây dựng một quần đảo ngục tù mới, gồm các trại tập trung, thế nhưng nhiều người hy vọng thế giới sẽ có phản ứng đáp lại.
Khi tin tức bắt đầu lọt ra khỏi Trung Quốc về một cuộc truyền giáo lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực phía tây Tân Cương, chính phủ ở Bắc Kinh phủ nhận rằng mọi việc đang diễn ra.
Sau đó, Trung Quốc thừa nhận rằng bọn tội phạm và những người phạm tội nhẹ có thể được gửi đến các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của giáo dục tại đó.
Bây giờ, chế độ đã tiến thêm một bước nữa, khi sửa đổi một luật khu vực, để thừa nhận thực tế đen tối: Đó là một quần đảo ngục tù của các trại tập trung, đã được xây dựng ở Tân Cương.
Trong khi đó, nhà tranh đấu khác là tiến sĩ Rushan Abbas, có mặt trong số những người đăng một video, đòi hỏi biết được những gì đã xảy ra cho em gái bà.
Bà cho biết, cũng quan ngại cho những người bị bắt giữ Duy Ngô Nhĩ khác, trong các trại.
“Các trại cũng giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các sắc dân khác," bà Abbas nói.
"Chúng tôi chỉ biết nêu lên những nhận thức về việc nầy, cũng như cần nói chuyện về vấn đề nói trên, bởi vì chúng tôi đều đoàn kết trong vấn đề nầy.”
Để trả lời cho chiến dịch sử dụng trang mạng xã hội, bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước nầy có hơn một tỷ người và không thể công bố băng video của tất cả mọi người được.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại