Những âm thanh trên ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng Úc. Đây là một thành quả đáng kể của chính phủ Úc trong việc chinh phục không gian vũ trụ. Điều đó cho thấy "nấc thang lên thiên đường" của Úc đang ngày một rộng mở.
Tân giám đốc Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Úc, Tiến sĩ Megan Clark tin tưởng rằng, đây là thời điểm tốt nhất để Úc tham gia vào ngành công nghiệp tỉ đô trên toàn cầu.
“Ngành công nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, chưa từng thấy kể từ khi con người đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Đây là cơ hội tuyệt vời để Úc chứng tỏ thực lực của mình trên sân chơi quốc tế”
“Các nhà khoa học đang lên kế hoạch sản xuất kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới, gấp 3000 lần công suất so với loại kính đang được sử dụng hiện nay”
Tiến sĩ Clark không phải là người phấn khích duy nhất về thành tựu chinh phục không gian của nước nhà. Nhiều nhóm chuyên gia quốc tế cũng đang tích cực tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác với Úc trên lĩnh vực đầy tiềm năng này.
“Từ lâu, Úc đã hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Âu châu (ESA), trong việc tìm hiểu và quan sát trái đất. Và chúng tôi đã đạt được một số kết quả trong lĩnh vực này, như vấn đề trọng tải, phát triển thiết bị đo đạt và việc khai thác số liệu thu thập được từ tàu không gian”
Thông tin trên được người đứng đầu Cơ quan Vũ Trụ Âu châu, Paolo Ferri, chia sẻ, như để khẳng định tầm quan trọng của Úc trong việc khám phá vũ trụ, vốn còn nhiều bí ẩn đối với nhân loại.
Mặc dù đánh giá cao những thành tựu đạt được của Úc, nhưng ông Ferri cũng thừa nhận Úc cũng còn một số thách thức khi vừa bước chân vào sân chơi vũ trụ thế giới.
“Về mặt chính sách, thỉnh thoảng có những việc cần phải giải quyết ngay từ lúc bắt đầu, để cân bằng lợi ích của ngành công nghiệp không gian với lợi ích quốc gia, và cũng để tăng cường thêm khả năng và phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới có liên quan đến vũ trụ”Hiện tại Úc chưa có bất kì trạm không gian nào trong vũ trụ. Tuy nhiên, đây không phải là rào cản đối với nhiều dự án đột phá, có sự tham gia đóng góp của Úc.
The ESA's New Norcia Dish in WA has been involved in a number of high profile missions through our solar system. Source: SBS
Tại tiểu bang Nam Úc, dựa vào công nghệ kết nối không gian từ xa, các nhà khoa học mặt đất có thể kết nối với những trạm không gian, qua vệ tinh nano.
Theo người đồng sáng lập công nghệ mới này, bà Flavia Nardini, thì công nghệ này được sử dụng lần đầu tại Úc, và hiện đã sẵn sàng cung cấp cho 6 vệ tinh đi vào quỹ đạo.
“Chúng chỉ là những thiết bị rất nhỏ, giống như hộp đựng giày, kích thước 10x30cm, nhưng là thứ siêu công nghệ cao, tân tiến nhất thế giới. Thiết bị sẽ thu thập dữ liệu từ khách hàng, và chuyển tải dữ liệu về trạm không gian ở mặt đất. Từ đây, khách hàng sẽ nhận được thông tin qua ứng dụng trên điện thoại di động của mình”
Trong khi một số người Úc đang tìm cách đưa vệ tinh vào quỹ đạo, nhiều người khác đang săn tìm những ngôi sao băng trên bầu trời.
Đó là giáo sư Phil Bland, người đã phát hiện ra sao băng đầu tiên thông qua Mạng lưới Sao băng Sa mạc, bao gồm một loạt các đài quan sát đặt rải rác trong sa mạc để theo dõi thiên thạch và các vật thể khác gần trái đất.
Dựa vào công nghệ kết nối không gian từ xa, các nhà khoa học mặt đất có thể kết nối với những trạm không gian, qua vệ tinh nano.
Với vai trò là giám đốc mạng lưới này, Giáo sư Bland hy vọng, những vệ tinh mới sẽ kết nối các nhà khoa học với các đối tác tiềm năng trong ngành công nghiệp vũ trụ.
“Chúng tôi đang thực hiện một dự án, là chuyển đổi công dụng những thiết bị quan sát nhỏ gọn này sang việc theo dõi vệ tinh. Ý tưởng đến với tôi 5 năm về trước, trên một chuyến bay, khi tôi tình cờ ngồi cạnh một vị khách đến từ Lockheed. Chúng tôi trò chuyện và tiếp tục giữ liên lạc sau đó. Và nhờ sự kết nối với chuyên viên này mà thành tựu khoa học của tôi đến nhanh hơn rất nhiều”
Tham vọng của các nhà khoa học Úc trong tương lai là tạo ra một kính thiên văn lớn nhất thế giới, mà khi hoàn thành, nó sẽ tạo nên bước nhảy vọt của Úc trong ngành không gian vũ trụ.
Khoa học gia Peter Quinn, từ Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn cho biết thêm:
“Có 10 nước đang tìm cách sản xuất một thứ gì đó hoàn toàn mới đối với nhân loại. Đó sẽ là một kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới, gấp 3000 lần công suất so với loại kính được con người xây dựng trong không gian trước đây”