Bầu cử 2022: Đa số phụ nữ trẻ không cảm thấy chính trị là một môi trường bình đẳng

The front entrance of Parliament House in Canberra, Thursday, March 4, 2021. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING

The front entrance of Parliament House in Canberra, Thursday, March 4, 2021. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING Source: AAP

Một cuộc nghiên cứu mới tiết lộ rằng có đến 3/4 các tân cử tri đi bầu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử năm 2022, không cảm thấy chính trị là một không gian bình đẳng cho nữ giới và những người da màu. Hầu hết những người được hỏi cho biết, họ không tin rằng nền văn hóa tại quốc hội đã được cải thiện hồi năm rồi.


Ba phần tư phụ nữ trẻ lần đầu tiên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này nói rằng, họ không cảm thấy chính trị là không gian bình đẳng cho phụ nữ và người da màu.

Từ phân biệt giới tính và quan điểm lệch lạc cho đến phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính, chứng sợ người và thiếu các thực hành hòa nhập cho người khuyết tật, nghiên cứu mới từ Plan International Australia phát hành vào thứ Hai ngày 9 tháng 5 đã phát hiện ra 72% phụ nữ trẻ Úc, không cảm thấy chính trị là một môi trường bình đẳng hoặc hòa nhập cho họ.

Hơn nữa 60% thanh nữ được khảo sát cho biết, họ không cảm thấy nơi làm việc của Tòa nhà Quốc hội trở nên an toàn, hoặc bình đẳng hơn trong 12 tháng qua, mặc dù có nhiều đánh giá về văn hóa của nơi này và hứa hẹn sẽ sửa chữa mọi thứ.

Kết quả khảo sát cho thấy, thậm chí họ còn ít tin tưởng hơn vào nhận thức về sự an toàn và bình đẳng trong chính trị, khi có 29% phụ nữ trẻ thuộc cộng đồng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ cho biết, họ sẽ không bao giờ coi chính trị như một nghề nghiệp.

Còn 41% phụ nữ trẻ khuyết tật cho rằng, việc thiếu các thực hành hòa nhậ,p là lý do khiến họ không theo đuổi giấc mơ làm việc trong lĩnh vực chính trị.

Bettina Zurzolo là một học sinh lớp 11, năm nay 17 tuổi đến từ Melbourne.

Zurzolo nói rằng cô ấy muốn tham gia vào chính trị, nhưng rất sợ hãi vì mọi thứ đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.

“Tôi khá lo âu, do cách thức mà tôi nhìn thấy các phụ nữ và những người da màu, những người thuộc giới tính khác biệt cũng như người khuyết tật".

"Họ được đối xử như thế nào tại Quốc hội và người ta nói về họ ra sao tại nơi nầy".

"Vì vậy tôi hết sức do dự khi có một việc làm trong chính phủ, do những thất bại vì thù ghét và phân biệt mà tôi sẽ nhận được”, Bettina Zurzolo.

Cô là một thành viên của cộng đồng LGBTQI+.

“Nếu có nhiều người cùng nhận xét như tôi, cùng ý nghĩ như tôi rằng, trong quốc hội và chính phủ dẫn dắt đất nước nầy, có những rào cản mà tôi đối diện với tư cách là một thiếu nữ trẻ nhưng với ít bằng chứng".

"Tôi có thể làm những gì mình mơ ước và theo đuổi giấc mộng, mà không phải sợ hãi những gì xảy đến, chỉ vì giới tính của mình”, Bettina Zurzolo.

Khi được hỏi, cô cảm thấy những người trẻ thuộc cộng đồng LGBTQI+ được đại diện đầy đủ trong chính phủ hay không, cô cho biết.

“Ồ không, đó là câu trả lời ngắn ngủi cho câu hỏi đó".

"Hoàn toàn không, nếu chúng ta chỉ nói về nước Úc, thì tôi không nghĩ rằng một con người lẻ loi tại quốc hội, cảm thấy an toàn khi ở trong một căn phòng một mình".

"Tôi không nghĩ một người đơn chiếc trong Quốc hội có thể đi theo con đường của mình, hoặc ca tụng cộng đồng LGBTQI+ được”, Bettina Zurzolo.

Còn bà Susanne Legena là Chủ tịch của tổ chức Kế hoạch Quốc tế Úc Châu tức Plan International Australia.

“Phúc trình tìm thấy loại văn hóa độc hại len lỏi khắp trung tâm chính trị Úc, đang ngăn cản các thanh niên thiếu nữ tham gia vào sự nghiệp trong Quốc hội".

"Kết quả là chúng ta đang đánh mất đi cả một thế hệ những giọng ca sáng, mạnh mẽ và đa dạng, những người có thể biến đổi và dẫn dắt đất nước này trở nên tốt đẹp hơn".

"Tôi biết từ kinh nghiệm đầu tiên khi còn là một cựu nhân viên trẻ rằng, Quốc hội là sự phản ảnh của hệ thống quyền lực và đặc quyền đang diễn ra”, Susanne Legena.
"Tôi đang dần xem xét lại điều đó, nhưng tôi cần phải thay đổi rất nhiều để thực sự muốn theo đuổi sự nghiệp đó”, Grace Falconer.
Cuộc khảo sát cho thấy hơn 90% phụ nữ trẻ tin rằng, quốc hội liên bang của Úc nên phản ánh thực tế về sự đa dạng của Úc.

Gần một nửa trong số những người được khảo sát cho biết, họ sẽ không muốn theo đuổi sự nghiệp chính trị vì họ nghĩ rằng, họ sẽ bị phân biệt đối xử nếu là phụ nữ và 90% phụ nữ trẻ cảm thấy, nam giới thành công trong chính trị dễ dàng hơn.

Quan điểm này được chia sẻ trên phạm vi chính trị, khi 90% cho những người liên kết với Lao động, 90% với Liên minh và 92% với đảng Xanh.

Ngoài ra 26% số người được hỏi, được xác định là có nền tảng đa dạng về Văn hóa và Ngôn ngữ, 24% được xác định là LGBTIQ + và 14% được xác định là bị khuyết tật.

Bà Legena nói rằng, bà vô cùng bối rối trước những phát hiện của bản phúc trình.

“Dù có vô số cam kết và hứa hẹn thu hẹp khoảng cách về giới tính trong chính trị, nhưng phụ nữ vẫn chỉ chiếm 38% trong dân biểu và Thượng nghị sĩ".

"Chúng ta đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới: vào năm 2006, Úc xếp hạng 22 trong số 155 quốc gia trên ‘Chỉ số giới của Ngân hàng Thế giới về trao quyền chính trị cho phụ nữ’, còn năm 2021, Úc được xếp hạng 54".

"Vì vậy, trong 15 năm qua chúng ta đã tụt 22 bậc, điều này là không tốt".

"Thành thật mà nói, tôi kinh hoàng khi nói đến đại diện của những người thuộc các sắc tộc khác nhau, chúng ta thậm chí còn bị tụt hậu xa hơn".

"Ít hơn 5% nghị sĩ dân biểu đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau, chỉ có 6 dân biểu bản địa và không có người nào chia sẻ rằng họ là người chuyển giới, không phải lưỡng giới hoặc đa dạng giới tính”, Susanne Legena.

Bà Legena tin rằng, điều nầy ngăn cản giới phụ nữ muốn chen chân vào lãnh vực chính trị.

“Điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến các cô gái lớn lên trong việc hình thành khát vọng nghề nghiệp và tham vọng lãnh đạo của họ".

"Bạn không thể là những gì bạn không thể nhìn thấy, vì vậy kết quả của những thống kê này là cả một thế hệ thiếu nữ đang lớn lên, đưa ra thông điệp rằng chính trị không dành cho họ, chúng ta phải thay đổi điều này”, Susanne Legena.

Còn cô Grace Falconer 21 tuổi là sinh viên đại học năm thứ ba.

Cô cũng là thành viên tranh đấu của tổ chức Plan Australia.

“Khi tôi còn trẻ và trước khi vào đại học, tôi không có nguyện vọng dấn thân vào chính trị".

"Ý tôi là luôn quan tâm đến chính trị, nhưng không trở thành một chính trị gia".

"Tôi nghĩ đó chỉ là vì ngày càng lớn lên, thực sự không có bất kỳ đại diện nào".

"Không có bất kỳ phụ nữ, hoặc phụ nữ đa dạng nào trong chính trị, và tôi còn khá trẻ khi Julia Gillard là Thủ tướng".

"Tôi chỉ thấy tất cả sự căm ghét mà bà ấy phải trải qua, sự phân biệt đối xử và sự lầm lạc, đối với tôi điều đó thực sự khiến tôi khó chịu”, Grace Falconer.

Cô Falconer cho biết, là một người có cha mẹ là người Úc gốc Việt, cô tin rằng cô cũng sẽ bị lạm dụng trong môi trường chính trị.

“Bà Gillard một phụ nữ da trắng, mà vẫn phải trải qua tất cả các cuộc tấn công".

"Tôi không thể tưởng tượng được sẽ tham gia vào chính trị, nhưng hiện tại đang nhìn thấy các nhà hoạt động như Grace Tame, Brittany Higgins và Yasmin Poole, họ là một nhóm những người thay đổi đầy cảm hứng, điều đó chắc chắn đã truyền cảm hứng cho tôi, hoặc khiến tôi xem xét lại, liệu tôi có muốn tham gia chính trị hay không".

"Tôi đang dần xem xét lại điều đó, nhưng tôi cần phải thay đổi rất nhiều để thực sự muốn theo đuổi sự nghiệp đó”, Grace Falconer.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share