Cái giá của làn da nâu: Cảnh báo về ung thư da từ trào lưu mạng xã hội

Melanoma, Skin Cancer

Credit: Callista Images/Getty Images/Image Source

Cứ ba người Úc thì có hai người sẽ nhận được chẩn đoán nào đó về ung thư da trong đời và trung bình cứ sáu tiếng lại có một người qua đời vì u hắc tố (melanoma). Khi tỷ lệ mắc u hắc tố tiếp tục tăng, các chuyên gia cho rằng mạng xã hội đang thúc đẩy một xu hướng nguy hiểm.


Năm 1981, chiến dịch nổi tiếng "Slip, Slop, Slap" lan tỏa trên truyền hình và sóng phát thanh khắp nước Úc.

Nhân vật chú mòng biển Sid được tạo ra để khuyến khích người dân Úc bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời.
LISTEN TO
vietnamese_MELANOMA YOUTH_234.mp3 image

Cái giá của làn da nâu: Cảnh báo về ung thư da từ trào lưu mạng xã hội

SBS Vietnamese

06:13
Sau 44 năm, tức là vào tháng 1 năm 2025 – Hội Ung thư Úc cùng Nha Thống kê Úc (ABS) công bố nghiên cứu cho thấy: dù bài hát vẫn bắt tai, nhưng thông điệp đã phần nào bị lãng quên.

Giáo sư Anne Cust, nhà dịch tễ học nghiên cứu ung thư trong cộng đồng và là Chủ tịch Ủy ban Ung thư da quốc gia của Hội Ung thư cho biết:

“Một trong năm người trẻ Úc cố tình tắm nắng để có làn da rám trong năm qua, và chỉ khoảng một nửa người dân Úc sử dụng biện pháp chống nắng hiệu quả.”

Đáng lo ngại là tình trạng này diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ mắc u hắc tố ngày càng tăng – ước tính có 16.800 ca mới được chẩn đoán trong năm nay, tức là cứ 30 phút lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh.
Thế hệ Gen Z đã được giáo dục rất đầy đủ về an toàn dưới nắng – vậy tại sao giới trẻ lại không tuân thủ?

Tiến sĩ Stephen Dann, chuyên gia marketing tại Đại học Quốc gia Úc lý giải rằng mạng xã hội là yếu tố lớn:

“Thế hệ trẻ rất chú trọng kết quả tức thời. Khi có làn da rám nắng, họ thấy mình đẹp, hấp dẫn trong mắt người khác và cảm thấy tự tin. Họ nghĩ hậu quả  nếu có  sẽ đến 35 năm sau, và đó là chuyện của ‘tôi trong tương lai’.”

Giáo sư Georgina Long – Nhân vật của năm tại Úc 2024 và là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về u hắc tố tỏ ra bất bình trước những quy định hiện hành về quảng bá trên mạng.

Hiện nay, những người ảnh hưởng trên mạng xã hội không được phép quảng bá các sản phẩm có chỉ số SPF như kem chống nắng, nhưng lại có thể giới thiệu các sản phẩm làm tăng sắc tố da (tan accelerants), vốn không được xếp là hàng hóa trị liệu.
Những loại kem này được bôi lên da để giúp rám nắng nhanh hơn dưới ánh mặt trời. Điều đó vô cùng nguy hiểm, chúng là chất gây ung thư. Chúng ta có cần luật mới để cấm việc đó không? Và tại sao lại không thể quảng bá kem chống nắng tốt?
Giáo sư Georgina Long
Hiện tại, chúng ta không thể quảng bá điều có lợi, nhưng lại để mặc cho những điều có hại lan rộng.”

Từ năm 2022, Cơ quan Quản lý Dược phẩm (TGA) đã cấm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trên mạng xã hội về sản phẩm hoặc thiết bị có tác dụng trị liệu – bao gồm cả mỹ phẩm và vitamin.

Luật này cũng áp dụng cho mọi thông tin mô tả tính năng của sản phẩm có chỉ số SPF, như kem chống nắng.

Tiến sĩ Dann cho rằng, quy định này tuy được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng, nhưng có thể đã phản tác dụng:

“Ban đầu họ muốn ngăn chặn thông tin sai lệch về thực phẩm độc hại hay ‘thuốc thần kỳ’ không có thật. Nhưng rồi kem chống nắng lại bị gom chung và đó là hậu quả không mong muốn của một chính sách tốt nhưng thực thi chưa hợp lý.”

Trong khi các trào lưu trên TikTok như #sunburnt tan lines thu hút hơn 200 triệu lượt xem, thì Hội Ung thư Úc phản công bằng chiến dịch “End the Trend” – Chấm dứt xu hướng này.

Sáu người ảnh hưởng nổi tiếng tại Úc đã dành cả tháng 3 năm 2025 để tránh nắng, không dùng kem nhuộm da giả và khuyến khích người theo dõi tìm đến bóng râm.
Melanoma or skin cancer
Melanoma or skin cancer. This rare type of skin cancer originates from melanocytes. layers of the human skin. Source: Getty / ttsz/Getty Images
Tayla Broad tham gia chiến dịch vì từng chứng kiến người thân bị ảnh hưởng bởi ung thư da:

“Chúng ta cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của văn hóa tắm nắng, kể cả việc sử dụng các sản phẩm làm rám da giả. Hãy cùng tôi thay đổi cách nhìn về làn da nâu và lý do tại sao chúng ta nghĩ rằng phải rám nắng mới là đẹp.”

Giáo sư Cust cũng thấy trớ trêu khi xu hướng rám nắng lại lan truyền trên một nền tảng tôn vinh cái đẹp:

“Tia UV có nhiều loại. UVA là nguyên nhân chính gây lão hóa da, còn UVB gây cháy nắng. Nếu bạn quan tâm đến nhan sắc, thì tốt nhất là nên tránh nắng.”

Giáo sư Long – người tiên phong nghiên cứu các phương pháp điều trị u hắc tố bằng miễn dịch cho biết nhờ thuốc mới, căn bệnh từng gây tử vong gần như chắc chắn năm 2010 giờ đây có cơ hội chữa khỏi trên 50%.

“Tế bào ung thư thường phát tín hiệu cho hệ miễn dịch nghĩ rằng: ‘Đây là người quen, không được tấn công.’ Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch sẽ cắt đứt tín hiệu này, giúp tế bào miễn dịch nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

Những loại thuốc này, bắt đầu được phát triển từ khoảng năm 2010, đã hoàn toàn thay đổi cách điều trị u hắc tố.”

Đó là thành tựu đáng tự hào của bà và các đồng nghiệp.

Tuy nhiên, Giáo sư Long cùng nhiều chuyên gia đều nhấn mạnh: phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất và sau đó là kiểm tra da định kỳ.

Bạn có thể tự đánh giá nguy cơ mắc u hắc tố tại trang web:

“Công cụ này sẽ cho bạn biết bạn có nguy cơ trung bình hay cao. Ví dụ, một phụ nữ trưởng thành sống ở New South Wales có nguy cơ suốt đời khoảng 3%.

Nghe thì có vẻ thấp, nhưng thực ra không hề thấp đâu. Với nguy cơ suốt đời 3% mắc ung thư, đó là điều không thể xem thường và đó là chỉ số trung bình.” 

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share