Các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ trong 5 năm đầu đời giúp trẻ có thể dễ dàng hơn học hành và hòa nhập cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, các báo cáo cũng chỉ ra những khó khăn không đáng có và sự kéo dài thời gian chẩn đoán mà các gia đình phải đối mặt dẫn đến việc trễ nãi trong can thiệp sớm cho trẻ.
Tại Úc, có khoảng 290.000 người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, trên thực tế con số này có thể cao hơn nhiều.
Các báo cáo cũng cho thấy Người tự kỷ có nguy cơ thất nghiệp cao gấp sáu lần so với người không khuyết tật.
Người tự kỷ có khả năng tử vong sớm cao gấp 2-3 lần so với dân số nói chung.
69% trẻ em và thanh niên từ 5 đến 20 tuổi mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn tại trường học hoặc đại học.
Chỉ có 5% người tự kỷ có bằng cử nhân hoặc cao hơn, so với 20% người khuyết tật và 35% người không khuyết tật.
37% số người tham gia NDIS (Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia) có tự kỷ được liệt kê là chẩn đoán chính.
Cô Thương Nguyễn, một phụ huynh có con chẩn đoán mắc chứng autism, chia sẻ những trãi nghiệm bản thân từ lúc quan sát con có những biểu hiện không đồng nhất với những gì mà một đứa trẻ phát triển bình thường có, đến việc chẩn đoán và tìm kiếm sự hỗ trợ để hiểu hơn về hành trình chẩn đoán tự kỷ tại Úc.