Chất thải nhựa thường thấy ở các thủy lộ nước Úc

Rubbish on Christmas Island

A scene on Christmas Island ( AAP) Source: AAP

Các lệnh cấm đối với đồ nhựa sử dụng một lần ở các vùng của nước Úc đã giúp giảm bớt lượng rác thải nhựa. Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa, để bảo vệ các môi trường biển khỏi rác thải độc hại.


Một cuộc khảo sát về rác được vớt lên từ 8 con sông lớn của Úc, do Chương trình #SeaToSource của Tình nguyện viên Bảo tồn Úc, đã phát hiện khoảng 80% là nhựa.

Polystyrene là mặt hàng được thu hồi thường xuyên nhất.

Loại nhựa này được tìm thấy trong các hộp đựng thức ăn mang đi hay takeaway, bao chứa các hạt nhựa và một số thùng chứa đồ uống lạnh.

Tiến sĩ Britta Denise Hardesty, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung tức CSIRO cho biết, rác thải nhựa có nhiều dạng.

“Chúng tôi biết rằng 2/3 đến 3/4 rác thải mà chúng tôi tìm thấy quanh bờ biển của Úc là nhựa".

"Chúng tôi cũng biết rằng phần lớn trong số đó ở các khu vực thành thị đến từ các vật dụng tiêu dùng và biết được điều đó, bởi vì chúng tôi có thể nhìn thấy những thứ này".

"Đó là nơi chúng tôi tìm thấy hộp đựng đồ mang đi, dĩa nhựa và hộp đựng đồ uống cùng những thứ tương tự".

"Ở những vùng xa xôi hơn của đất nước, chúng tôi có xu hướng tìm thấy nhiều dụng cụ liên quan đến đánh bắt cá và những thứ thực sự bị hư hỏng thành những mảnh rất nhỏ, mà chúng tôi thực sự không thể xác định chúng là gì hoặc đến từ đâu”, Britta Denise Hardesty.

Bà cho biết, khi rác rưởi đi vào các thủy lộ nó trở nên một mối đe dọa lớn lao đối với cuộc sống của các sinh vật dưới nước.

“Có hơn 10 ngàn hoặc 15 ngàn con rùa, có thể đã bị giết do các ngư cụ vô chủ ở vùng Bắc Vịnh Carpentaria của Úc".

"Bất chấp những nỗ lực đã được thực hiện, chúng tôi vẫn thấy sự gia tăng của các ngư cụ trôi dạt dọc theo bờ biển phía bắc Úc”, Britta Denise Hardesty.

Trong khi đó ông Phil Harrison, Giám đốc điều hành chương trình ‘Tình nguyện viên Bảo tồn của Úc’ cho biết, lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần ở các vùng của Úc, đang bắt đầu có hiệu lực tích cực.

“Các tình nguyện viên của chiến dịch #Sea to Source, đã tìm thấy một số tin tốt".

"Túi nhựa và đồ dùng bằng nhựa nằm ở cuối danh sách những mặt hàng mà chúng tôi tìm thấy và điều đó cho thấy rằng, lệnh cấm đang bắt đầu có hiệu lực”, Phil Harrison.

Còn phát ngôn nhân đối lập về môi trường là nhưng Josh Wilson cho biết, cần có một chiến thuật toàn quốc để đối phó với các loại nhựa sử dụng một lần.

“Vào lúc nầy, các tiểu bang và vùng lãnh thổ đang đạt được một số tiến triển tốt, nhưng rõ ràng là không lý tưởng nếu bạn có 8 cách sắp xếp vùng lãnh thổ và bang khác nhau".

"Nó gây nhầm lẫn cho công chúng, khó khăn cho việc kinh doanh và sẽ không giúp chúng ta đạt được sự thay đổi mà chúng ta cần thấy".

"Thật không may, kiểu lãnh đạo đó không thực sự đến từ Liên bang“, Josh Wilson .

Ông Phil Harrison nói rằng, sự phổ biến của chất thải nhựa là một mối quan tâm đáng kể.

“Trong hai năm qua, trong chiến dịch #SeaToSource, chúng tôi đã có khoảng 3 ngàn người Úc giúp chúng tôi thu thập một số thứ như 1/4 triệu món rác từ các tuyến đường thủy chính trên khắp đất nước".

"Trong số 10 loại rác hàng đầu của chúng tôi, chúng tôi tìm ra Polystyrene đã phát hiện ra là thủ phạm chính".

"Bây giờ điều đó ủng hộ hành động của chính phủ, khi cấm sử dụng nó trong các sản phẩm tiêu dùng vào cuối năm nay”, Phil Harrison.
“Các sáng kiến thực sự có hiệu quả và chúng tôi nhận thấy mức giảm tới 40% đối với các thùng chứa đồ uống trên mặt đất ở Nam Úc, so với ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác, nơi chưa có luật về thùng chứa rác”, Britta Denise Hardesty.
Được biết dự án #SeaToSource đã nhận được tài trợ từ chính phủ liên bang.

Phụ tá Bộ trưởng Quản lý Môi trường và Giảm thiểu Chất thải, ông Trevor Evans đã khuyến khích mọi người tham gia, để giúp tổ chức thu gom rác từ các đường thủy và đại dương của Úc.

Trong một tuyên bố, ông bày tỏ lo ngại về tình trạng của các môi trường sinh sống ở biển, sau các trận lũ lụt gần đây.

“CSIRO phát hiện ra rằng, chỉ cần 14 mảnh nhựa để giết một con rùa biển".

"Bây giờ hãy nghĩ xem, có bao nhiêu thùng rác và đồ nhựa gia dụng khác cùng chất thải, trôi theo đường nước của chúng ta từ lũ lụt và điều quan trọng là chúng ta phải hành động ngay bây giờ để giảm thiểu tổn hại”, Trevor Evans.

Vào năm 2019, chính phủ liên bang đã phân bổ vốn cho Dự án Xử lý rác thải ở Thái Bình Dương, để giúp các nước láng giềng trong khu vực nầy loại bỏ nhựa sử dụng một lần.

Tuy nhiên, ông Josh Wilson của Đảng Lao động đối lập nói rằng, vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ.

“Đó là một chương trình trị giá 16 triệu đô la trong 6 năm và chúng tôi đã đi được nửa chặng đường trong giai đoạn đó".

"Chưa đến 10% số tiền đó đã được cung cấp và theo như chúng tôi có thể nói, không có dự án nào ở Thái Bình Dương để giúp các nước láng giềng Thái Bình Dương giải quyết vấn đề rác thải nhựa của họ”, Josh Wilson.

Nhìn chung, Tiến sĩ Hardesty của CSIRO nói rằng Úc có các chiến lược quản lý chất thải tốt.

“So với nhiều nơi đặc biệt trong khu vực, vâng chúng ta đang làm rất tốt, chúng tôi có cơ sở hạ tầng và quản lý chất thải thường xuyên".

"Chúng tôi có phân loại vật liệu, vì vậy bạn hãy tách rác tái chế ra khỏi rác thải và rác thải xanh của bạn".

"Nếu bạn suy nghĩ về điều đó, thì đây là một đặc ân và là một trong những lợi thế của Úc".

"Chúng ta có rất nhiều cơ sở hạ tầng tốt và họ không có điều đó ở tất cả những nơi khác trên thế giới, mà tôi nghĩ chúng ta thực sự dễ dàng quên mất ở đây”, Britta Denise Hardesty.

Tại Nam Úc, chương trình thu nhặt chai lọ nhựa đã giúp giảm thiểu lượng rác thải và lượng rác thải đi chôn lấp, trong nhiều thập niên qua.

Tiến sĩ Hardesty của CSIRO cho biết, kế hoạch hoàn lại 10 xu cho mọi người, khi họ trả lại một chai nhựa đã có hiệu quả, trong việc thay đổi hành vi bỏ rác cuả nhiều người.

“Các sáng kiến thực sự có hiệu quả và chúng tôi nhận thấy mức giảm tới 40% đối với các thùng chứa đồ uống trên mặt đất ở Nam Úc, so với ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác, nơi chưa có luật về thùng chứa rác”, Britta Denise Hardesty.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share