Tỷ giá hối đoái của đồng đô la Úc đã ngay lập tức sụt giảm vào sáng nay và nhiều nhà phân tích cho rằng đó là do việc Trung Quốc cấm nhập cảng than đá từ Úc.
Trước đó chính phủ liên bang vẫn giữ vững lập trường về việc cổ xúy cho ngành kỹ nghệ than đá, bất chấp quyết định bất ngờ của Trung quốc là muốn giảm bớt việc tiêu thụ than đá.
Dưới áp lực của các nhà đầu tư, công ty Glencore vốn điều hành các mỏ than trên khắp nước Úc sẽ giới hạn mức sản xuất để giảm bớt tình trạng khí thải nhà kính.
Trả lời các câu hỏi về việc cấm nhập cảng than đá Úc vô thời hạn, Trung Quốc nói rằng hành động này nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà nhập cảng Trung Quốc và môi trường của nước nầy. Việc nầy ngay lập tức khiến giá trị đồng đô la Úc mất giá 1% so với ngày hôm trước.
Nhưng theo hãng thông tấn Reuters, thì hành động dường như mang tính chất chính trị, khi chỉ nhắm duy nhất vào than đá của Úc mà thôi, trong khi than đá nhập cảng từ Nga và Indonesia không bị ảnh hưởng,
Khi được hỏi lý do vì sao than đá Úc bị nhắm đến, Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc đã dựa vào mức thẩm định về rủi ro, dựa theo các qui tắc cũng như các biện pháp kiểm tra để ra quyết định.
Và khi được hỏi liệu việc ngưng nhập cảng than đá Úc có dính líu đến cuộc tấn công trên mạng mới đây vào Quốc hội Úc, do ‘một thế lực ở cấp quốc gia’ thực hiện hay không, thì ông Cảnh Sảng nói rằng các hoạt động trên không gian mạng ‘rất khó để theo dõi’.
“Mọi người nên có nhiều bằng chứng, khi điều tra và quyết định về tính chất của một hành vi trên mạng, thay vì đưa ra những phỏng đoán vô căn cứ và tung ra những lời tố giác vu vơ đến người khác.
"An ninh mạng nên được mọi thành viên của cộng đồng quốc tế tôn trọng, vì đây là một vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của mọi nước," ông Cảnh Sảng nói.
Ông còn nói thêm về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc.
"Trung quốc hy vọng nước Úc có thể cộng tác với chúng tôi, để phát triển thêm nữa quyền lợi song phương trên căn bản tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và có lợi cho đôi bên."
Các hải cảng quan trọng của Trung Quốc kéo dài thời gian thanh lý than đá Úc ít nhất là 40 ngày.
Tại hải cảng Đại Liên ở phía bắc Trung Quốc, tàu chở than đá của Úc đã không được lệnh bốc dỡ lên bờ, sau khi có lệnh cấm toàn bộ việc nhập cảng than của Úc trong năm 2019 qua các hải cảng Trung Quốc.
Về phía Úc, Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết chính phủ hiện đang tìm cách làm rõ vụ nầy. Ông tuyên bố trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Ước Chi Thượng viện rằng, nếu tin tức là đúng thì ông không tin rằng chuyện đó liên quan đến sự căng thẳng mới đây giữa hai nước.
Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho đài ABC biết rằng, ông biết được các tin tức và nói rằng chính phủ hiện kiểm chứng chuyện nầy.
Trong khi đó từ trụ sở chính ở Thụy sĩ, công ty khai thác khoáng sản khổng lồ Glencore đưa ra một loan báo gây nhiều ngạc nhiên khi cho biết, sẽ giới hạn mức sản xuất than đá và sẽ chuyển đổi đáng kể các ưu tiên của họ.
Theo công ty nầy, Glencore phải ‘mang lại việc đầu tư lớn cho các cổ đông và đầu tư các tích sản theo đúng các qui tắc, những rủi ro điều hành và về vật chất liên quan đến khí hậu thay đổi’.
Chủ tịch của Hiệp hội Bảo Tồn Úc châu là bà Kelly O’Shannassy, vốn là một trong số những người tranh đấu cho môi trường, đã hoan nghênh quyết định nói trên.
“Đó lả một quyết định đúng đắn, Glencore là một trong các công ty khai thác than đá lớn nhất trên thế giới và họ quyết định đầu tư nhiều vào các ngành năng lượng tái tạo trong tương lai, hơn là vào than đá”.
Chỉ mới năm rồi, Glencore đã hoàn tất việc mua lại nhiều mỏ than đá nhất.
Thế nhưng lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale nói rằng, đó là một dấu hiệu có thể xảy ra cho những ngành còn lại trong kỹ nghệ và với các chính phủ rằng, việc sản xuất than đá hiện trên đường giảm sụt.
“Tương lai là dành cho năng lượng tái tạo, chúng ta biết rằng trên khắp thế giới đang có việc thay đổi diễn ra vầ nếu chúng ta không có một kế hoạch để loại dần than đá, thì chúng ta không có kế hoạch đối phó với khí hậu thay đổi".
"80 phần trăm than đá chúng ta đào lên tại Úc đang được đốt tại hải ngoại và cho đến khi chúng ta có thể giải quyết vấn đề nầy, thì không có đảng phái nào tỏ ra quan ngại đủ mức trong việc đối phó vợi tình trạng thay đổi khí hậu cả”, Richard di Natale.
Dù cho đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới, bà Kelly O’Shannassy thuộc Hiệp hội Bảo Tồn Úc châu nói rằng, chính phủ đó sẽ bắt đầu tiến trình đóng cửa theo thứ tự các nhà máy điện chạy bằng than đá trong thập niên tới, hầu nước Úc có bất cứ cơ hội nào để đáp ứng mục tiêu trong hiệp ước Paris, về việc giảm bớt khí thải.
“Đó là vấn đề làm-hay-là-chết, trong chuyện thay đổi khí hậu. Chúng ta trải qua khá những thập niên lắng nghe các nhà khoa học cảnh cáo rằng chúng ta phải thay đổi",
"Nay họ nói rằng, nếu chúng ta không chịu thay đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo trong 10 năm nữa, chúng ta sẽ không có một khí hậu an toàn".
"Đó là một vấn đề lớn lao thế nhưng được các nhà khoa học hậu thuẩn, vì vậy chúng ta hiện không còn thời giờ nữa”, Kelly O'Shannassy.
Thế nhưng cuộc tranh luận vẫn sôi nổi về phí tổn để giảm bớt khí thải, với Tổng trưởng Năng lượng Angus Taylor phản ứng lại khi cho biết mọi thứ sẽ bị cắt giảm đến 45 phần trăm.
“Các kiểu mẫu cho chúng ta thấy rằng, chúng ta sẽ thất lương trung bình của các công nhân sẽ giảm bớt khoảng 9 ngàn đô la mỗi năm".
"Nó cũng cho chúng ta biết rằng hậu quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của chúng ta đến 473 tỷ đô la”, Angus Taylor.
Còn ông Rod Campbell là giám đốc nghiên cứu tại Học Viện Úc châu cáo buộc rằng, việc vận động để bãi bỏ than đá mang tính cách hù dọa và ông cho rằng, nước Úc có thể giảm bớt khí thải trong 2 năm với loại thuế carbon, thì vẫn không ảnh hưởng đến mức phát triển kinh tế.
“Trong khi có những phí tổn cho một số khu vực và một số cá nhân, nói chung thì không còn nghi ngờ gì sự thịnh vượng của nước Úc sẽ tiếp tục tiến tới, trong khi chúng ta sẽ đi vào tương lai với mức khi thải ít hơn”, Rod Campbell.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại