Chính quyền Trump bị chỉ trích vì cấp quy chế tị nạn cho người Nam Phi da trắng

Afrikaners arrive at Dulles International Airport to resettle in the US as refugees

epa12095036 Protesters at Dulles International Airport where an Omni Air International charter flight from South Africa landed earlier in the day, in Dulles, Virginia, USA, 12 May 2025. The plane carried South Africans who were granted refugee status under US President Trump's Refugee plan. EPA/WILL OLIVER Source: EPA / WILL OLIVER/EPA

Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã gây tranh cãi khi tiếp nhận một nhóm 49 người Nam Phi da trắng đến Hoa Kỳ và cấp cho họ quy chế tị nạn với lý do họ là nạn nhân của phân biệt chủng tộc. Động thái này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ các nhà hoạt động vì người tị nạn và cả chính phủ Nam Phi, những người cho rằng các cáo buộc hoàn toàn sai sự thật.


LISTEN TO
vietnamese_US REFUGEES _145.mp3 image

Chính quyền Trump bị chỉ trích vì cấp quy chế tị nạn cho người Nam Phi da trắng

SBS Vietnamese

07:10
Christopher Landau, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đích thân có mặt tại sân bay Dulles gần Washington để chào đón nhóm người Nam Phi vừa đến Mỹ trên một chuyến bay thuê riêng.

Một trong những người được cấp quy chế tị nạn là Katia Beeden, chuyên gia tư vấn người Afrikaaner, cho biết:

“Với người Nam Phi, nhận được tin như vậy là điều quá bất ngờ. Chúng tôi đã bị lãng quên. Rất khó để chúng tôi đi du lịch, rất khó để xin visa.

Vì vậy, khi bất ngờ nghe tin một quốc gia như Hoa Kỳ cấp cho chúng tôi quy chế tị nạn, đó là một chuyện rất lớn. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nó giống như một chiếc phao cứu sinh vậy.”

Chính quyền Trump tuyên bố nhóm người này đang đối mặt với sự phân biệt đối xử và bạo lực, đặc biệt là các nông dân da trắng, và do đó đủ điều kiện để xin tị nạn theo luật pháp Mỹ.

“Một cuộc diệt chủng mà truyền thông không đưa tin”

Tổng thống Trump từng nhiều lần công khai khẳng định rằng người da trắng tại Nam Phi đang bị bức hại:

“Đây là một cuộc diệt chủng đang xảy ra mà các bạn không muốn đưa tin. Nhưng đó là điều tồi tệ đang diễn ra... Những người nông dân da trắng đang bị sát hại dã man và đất đai của họ đang bị tịch thu ở Nam Phi.”

Tuy nhiên, chính phủ Nam Phi bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này.

Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế Ronald Lamola phát biểu.
Không có dữ liệu nào cho thấy người da trắng ở Nam Phi – cụ thể là người Afrikaaner làm nông – đang bị bức hại. Các số liệu từ cảnh sát, mà họ sẵn sàng công bố, không chứng minh điều đó.
Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế Nam Phi Ronald Lamola

Trục xuất đại sứ và xung đột ngoại giao

Căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi đại sứ Nam Phi tại Hoa Kỳ, ông Ebrahim Rasool, bị trục xuất hồi tháng Ba.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cáo buộc ông là “một chính trị gia kích động chia rẽ chủng tộc và căm ghét Trump”.

Christopher Landau thì cho rằng chính phủ Nam Phi đang phủ nhận vấn đề để tránh mất uy tín:

“Không có gì ngạc nhiên khi một quốc gia có công dân xin tị nạn lại không thừa nhận rằng họ là người tị nạn. Và đáng tiếc là chính phủ Nam Phi đã không thực hiện những gì chúng tôi cho là cần thiết để đảm bảo các công dân này có thể sống hòa bình.”

Luật trưng thu đất và phản ứng từ Mỹ

Vào tháng Hai, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cắt viện trợ tài chính cho Nam Phi và ưu tiên tái định cư người Afrikaaner. Sắc lệnh này được cho là phản ứng trước đạo luật mới tại Nam Phi cho phép trưng thu đất vì mục đích công cộng mà không cần đền bù.

“Tình hình ở Nam Phi rất nguy hiểm và rất tệ với nhiều người. Có những điều vô cùng tồi tệ đang diễn ra, bao gồm cả việc tịch thu tài sản,” ông Trump tuyên bố.

Chính phủ Nam Phi cho biết đạo luật nhằm khắc phục bất công lịch sử trong phân phối đất đai thời kỳ thực dân và phân biệt chủng tộc.

Friedl von Maltitz, một nông dân da trắng, lo ngại luật mới sẽ dẫn đến tình trạng mất đất như đã từng xảy ra ở Zimbabwe:

“Đạo luật này đã gây ra sự bất ổn vì chúng tôi không biết rõ tài sản nào sẽ bị nhắm đến để trưng thu.”

Nhưng theo T.K. Pooe, chuyên gia chính trị từ Trường Quản trị Wits ở Johannesburg, toàn bộ câu chuyện về người da trắng bị bức hại đã bị các nhóm cực hữu phương Tây thổi phồng.

“Câu chuyện được thêu dệt rằng luật pháp của chính phủ là chống lại người da trắng. Khoảng bốn năm trước, nó chuyển sang hướng nghiêm trọng hơn – rằng có âm mưu tổ chức bạo lực nhắm vào người Afrikaaner.
Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, những nhóm như Solidariteit và Afriforum đã đến Washington để truyền bá câu chuyện này và tôi nghĩ trong nhiệm kỳ hai, ông ấy đã hành động theo đó.”

Dù ông Trump phủ nhận yếu tố chủng tộc trong quyết định tiếp nhận người Nam Phi da trắng nhưng nhiều tổ chức nhân đạo lại không nghĩ vậy.

Giáo hội Episcopal Hoa Kỳ, một trong những đối tác lâu năm của chính phủ Mỹ trong chương trình tái định cư người tị nạn, đã lên tiếng chỉ trích chính quyền.

“Chương trình tái định cư người tị nạn mà chúng tôi đã tham gia hơn 40 năm, cơ bản đã bị đóng cửa vào tháng Giêng.

Gần như không có người tị nạn nào được tiếp nhận vào Hoa Kỳ kể từ cuối tháng Giêng,” Giám mục Sean Rowe nói.

Ông cho biết trong khi nhiều người tị nạn khác phải chờ đợi nhiều năm, nhóm người Nam Phi lại được xét duyệt trong thời gian ngắn:

“Chúng tôi cảm thấy như bị đẩy qua một lằn ranh đạo đức; chúng tôi buộc phải hành động. Và chúng tôi tin rằng điều đúng đắn là xin rút khỏi các nghĩa vụ đó.”
Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay 

Share