Các tín đồ Chính thống giáo ăn mừng lễ Giáng sinh theo lịch Julian

Archbishop Makarios

Credit: Greek Orthodox Archdiocese of Australia

Những người theo đạo Chính thống giáo ở Trung và Đông Âu cũng như các nơi khác trên thế giới, ăn mừng Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1. Hầu hết trong số hơn 260 triệu người theo đạo Chính thống giáo trên thế giới sống ở Trung và Đông Âu như Nga, Ethiopia và Ukraine, Hy Lạp và một số vùng Trung Đông, cũng như ngay tại Úc.


Nhiều Kitô hữu Chính thống giáo hàng năm kỷ niệm Ngày Giáng sinh, vào hoặc gần ngày 7 tháng 1 để tưởng nhớ ngày sinh của Chúa Jesus Christ, được mô tả trong Kinh thánh Kitô giáo.

Vì lịch Julian hiện không chậm hơn lịch Gregory 10 mà là 13 ngày, nên Giáng sinh Chính thống giáo một lần nữa, vẫn là ngày 25 tháng 12 theo lịch Julian, nhưng theo lịch Gregory ngày Giáng Sinh của Chính Thống Giáo lại rơi vào ngày 7 tháng 1 năm 2025 tức là hôm nay.
Các tín đồ Chính thống giáo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã tụ họp để kỷ niệm Lễ Hiển linh hay Epiphany.

Những người theo đạo Chính thống giáo trên khắp thế giới đã kỷ niệm Lễ Hiển linh vào thứ Hai, với một loạt các lễ kỷ niệm.

Buổi lễ bao gồm ca hát, thánh lễ và sự kiện bơi lội, trong đó các thành viên của giáo đoàn thi đấu để giành được cây thánh giá bằng gỗ do một Linh mục Chính thống giáo ném.

Người chiến thắng năm nay là Vasilis Konstantinidis, người cho biết anh tham gia buổi lễ ở nhiều thành phố khác nhau hàng năm để giành được cây thánh giá.

Người đàn ông này cho biết, người chiến thắng Vasilis đã tham gia sự kiện bơi lội trong nhiều năm.

"Điều này rất quan trọng, trên thực tế chúng tôi tổ chức sự kiện này hàng năm ở một thành phố khác nhau và Vasilis luôn chiến thắng, giành được cây thánh giá".

"Vâng, điều này rất quan trọng đối với chúng tôi”, một người đàn ông Thổ Nhỉ Kỳ.

Tại Romania, hàng trăm người đã tụ họp để xem các cuộc đua ngựa được tổ chức hàng năm tại ngôi làng Pietrosani, để đánh dấu ngày thứ 12 và cũng là ngày cuối cùng của lễ Giáng sinh.

Trong khi những chú ngựa chạy trên băng, dân làng uống rượu mận và rượu vang nóng, thưởng thức xúc xích cay.

Những chú ngựa đã được các linh mục ban phước trước sự kiện, còn được gọi là Ngày Ba Vua.

Người đàn ông địa phương Girgore Albert đã tham dự cùng những chú ngựa của mình.

“Đây là truyền thống của chúng tôi".

"Chúng tôi đến đây hàng năm để rửa tội cho những chú ngựa để chúng được khỏe mạnh".

"Dù sao thì chúng tôi có một chú ngựa Friesian 10 tuổi, tên là Doina và đây là Karina 1 tuổi, cả hai đều có phả hệ từ Hoà Lan”, Girgore Albert.

Hơn 260 triệu người theo Chính thống giáo sống ở Trung và Đông Âu như Nga, Ethiopia và Ukraine, Hy Lạp và một số vùng Trung Đông.

Trong Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, lễ tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus, được gọi là Pascha hay Lễ Phục sinh, là ngày lễ lớn nhất trong tất cả các ngày lễ và do đó nó được gọi là "lễ của các ngày lễ".

Ngoài ra có một nhóm Mười hai Lễ lớn, cùng với Pascha, đây là những ngày quan trọng nhất trong lịch phụng vụ Chính thống giáo, 8 trong số những ngày lễ lớn là để tôn vinh Chúa Jesus Christ, trong khi 4 ngày lễ còn lại dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria.

Biểu tượng của Ngày Giáng sinh không phải là quà tặng, trứng hay các hình tượng Giáng sinh đã trở nên phổ biến, ngày Giáng sinh là thời gian để chữa lành tâm hồn, đây cũng là thời gian của hòa bình và thống nhất.

Ở một số quốc gia, bàn ăn sẽ được phủ vải trắng để tượng trưng.

Có thể đặt rơm trên những bàn ăn này để tượng trưng cho nơi Chúa Jesus sinh ra.

Ngọn nến thắp sáng tượng trưng cho ánh sáng của Chúa Kitô và bữa ăn Giáng sinh tượng trưng cho sự kết thúc của thời kỳ ăn chay.

Ngày lễ Giáng sinh vào khoảng ngày 7 tháng 1 có thể khác nhau tùy theo từng nhà.

Ngày này là thời gian để suy ngẫm, tự vấn và chữa lành ở nhiều quốc gia Đông Âu.

Nhiều người theo Chính thống giáo ăn chay trước ngày 7 tháng 1, thường không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa.

Thức ăn có thể bao gồm bánh mì chay, các loại hạt và trái cây sấy khô tươi, rau và thảo mộc như khoai tây, đậu Hà Lan và tỏi, súp nấm, đậu nấu với khoai tây, tỏi và gia vị, mật ong, cá tuyết nướng.

Mặt khác, Ngày Giáng sinh là ngày để ăn uống và tận hưởng sự đồng hành của bạn bè và các thành viên gia đình.

Bữa ăn Giáng sinh thường bao gồm thịt và nhiều loại bánh ngọt.

Một món ăn Giáng sinh truyền thống của Nga, là ngỗng quay với táo.

Loại thực phẩm và hoạt động có thể khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và truyền thống của quốc gia đó. Trong một số nền văn hóa Chính thống giáo, mọi người đi bộ đến biển, sông và hồ như một phần của nghi lễ Ngày Giáng sinh Chính thống giáo.
Ở Hoa Kỳ, người ta tin rằng nhiều người theo Chính thống giáo ăn chay trước Ngày Giáng sinh.

Nhiều người coi lễ Chúa giáng sinh là thời điểm để chuẩn bị kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus.

Họ tin rằng việc ăn chay giúp chúng ta chuyển sự tập trung từ bản thân sang người khác, dành ít thời gian lo lắng về thức ăn và nhiều thời gian hơn, để tập trung vào việc cầu nguyện và chăm sóc người nghèo.

Đổi lại, việc ăn chay trước Giáng sinh cho phép một người tận hưởng trọn vẹn, trân trọng và kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh.

Nhiều Kitô hữu Chính thống giáo tham dự một buổi lễ nhà thờ đặc biệt vào Ngày Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1.

Các nhà thờ Chính thống giáo kỷ niệm Ngày Giáng sinh với nhiều truyền thống khác nhau.

Ví dụ, nhiều nhà thờ thắp một đống lửa nhỏ từ những cây cọ được ban phước và đốt hương để tưởng nhớ những món quà mà Ba Nhà Thông Thái còn được gọi là Magi tặng cho Chúa Jesus, một số giáo xứ có lễ kỷ niệm chung cho Ngày Giáng sinh.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share