Cuộc đấu tranh do các người trẻ Hong Kong khởi xướng đòi chính quyền Đại lục tuân thủ cam kết của họ về "Một quốc gia hai thể chế", dường như đã đạt đến một đỉnh điểm khốc liệt mới khi mà cảnh sát liên tiếp cho bao vây hai trường đại học lớn nhất của Hong Kong đó là trường Đại học Trung Văn và trường Đại Học Bách Khoa trong mười ngày giữa tháng 11.
Máu và rât nhiều nước mắt đã đổ.
Trong cuộc chiến giành quyền được sống đúng với nhân phẩm của mình, Hong Kong đã khiến cho cả thế giới dõi theo với đầy lòng thán phục về sự quả cảm cũng như tính nhân bản trong cuộc đấu tranh của họ - một cuộc cách mạng được xem là đẹp nhất thế kỷ 21 cho tới thời điểm này.
Thượng viện Mỹ vào hôm thứ Ba 19/11 đã thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông với số phiếu gần như tuyệt đối, trong bối cảnh bạo lực leo thang sau 5 tháng biểu tình đòi dân chủ ở thành phố từng là thuộc địa của Anh.
Dự luật đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ phải xác nhận ít nhất một năm một lần rằng Hong Kong duy trì đủ quyền tự trị để được Mỹ dành cho quy chế thương mại đặc biệt giúp lãnh thổ này trở thành trung tâm tài chính thế giới.
Dự luật cũng đem lại những chế tài nhắm vào các giới chức chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền tại Hong Kong.
Dự luật cấm xuất khẩu các loại võ khí kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hong Kong bao gồm hơi cay, đạn cao su và súng bắn điện.
Phát biểu tại thượng Viện, Thượng Nghị sĩ Bob Menendez không ngần ngại nêu đích danh chính quyền Trung Cộng Bắc Kinh đã đứng sau những vụ đàn áp sinh viên và người biểu tình Hong Kong.
"Người dân Hong Kong đang chiến đấu cho cuộc sống của họ.
"Sáu tháng trước hàng triệu cư dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình ôn hòa phản đối việc hệ thống chính trị của Hong Kong đang bị tha hóa, làm sói mòn quyền công dân và tính dân chủ ở Hong Kong.
"Đến hôm nay, nữa năm đã trôi qua, và chúng ta nhìn thấy sự giận dữ và bât ổn đang leo thang với việc sử dụng bạo lực chông lại sinh viên và người biểu tình.
"Và kinh hoàng nhất là việc tấn công vào trường Đại học Bách Khoa càng làm khiến tình hình thêm tồi tệ.
"Đã có những người bị bắn.
"Các trường đại học bị đốt cháy.
"Các cuộc bạo loạn đã có sự tham dự của chính quyền Hong Kong, và nói rộng ra, Bắc Kinh đã biến thành phố này thành một chiến trường.
"Đó là lý do tại sao ngày hôm nay Thượng Viên Hoa Kỳ cần phải hành động.
"Chúng ta sẽ thông qua dự luật nhân quyền và dân chủ cho Hong Kong không một chút chậm trễ.
"Chúng ta sẽ hành động để buộc Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm đã làm xói mòn nền dân chủ ở Hong Kong.
"Và tât cả chúng ta cùng gởi một thông điệp tới người dân Hong Kong rằng tiếng kêu của họ về tự do và dân chủ đã được nghe thấy ở cả hai viện của quốc hội Hoa Kỳ.
"Và Hiệp Chủng Quốc hoa Kỳ sẽ đứng cùng họ trong việc lên tiếng vì công bằng và tự chủ."
Máu của những người trẻ đổ ra đã được đền bù.
Hơn thế nữa giới trẻ Hong Kong nói riêng và người Hong Kong nói chung, đã khiến cả thế giới cúi đầu kính phục.
Tháng 11, có thể gọi đó là tháng của những sinh viên Hong Kong.
Cùng nhìn lại cuộc chiến của giành quyền được sống đúng nhân phẩm của mình cửa những người trẻ Hong Kong, và những tình cảm yêu thương mà người Hong Kong trao cho nhau.
Kênh Dateline của SBS có một phóng sự dài hơi về những cuộc xuống đường của sinh viên tại Hong Kong.
Khi phóng viên hỏi một sinh viên đeo khẩu trang trong đám đông người tọa kháng lý do tham gia biểu tình, và anh có lường trước tất cả những hiểm nguy sẽ xảy đến cho mình không, thì anh cho biết:
"Chúng tôi đấu tranh cho một tương lại chắc chắn hơn. Tôi không có người yêu và cũng không có gì để lo lắng ngoài việc này. Vì vậy tôi sẳn sàng chết cho nó. Vì đây là nhà của chúng tôi.
"Tại sao người ta không thể đấu tranh vì nhà của mình? Chỉ đơn giản vây thôi. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sưc để kéo dài cuộc đấu tranh trong hai hay ba thập niên tới. Anh có thấy mấy em học sinh ở đây không? Đến năm 2047, tụi nó đều trở thành nô lệ.
"Mấy em lúc đó, những cô cậu học sinh này đều trở thành những ông bà tuổi trung niên và tất cả các em đều trở thành nô lệ. Tất cả chúng tôi đều trở thành nô lệ. Nếu không đấu tranh lúc này chúng tôi sẽ không còn cơ hội nào nữa."
Đã có lúc cộng đồng mạng rúng động và hoang mang về những giá trị tự do công bằng lẽ phải- mà tất cả những chính phủ, những hệ thống vẫn nói với từng người dân của họ- khi mà chứng kiến một Hong Kong đổ máu trong cô đơn và vô vọng.
Vào những phút cao trào nhất của cuộc chiến đấu giành quyền dân chủ, đã có lúc tuổi trẻ Hong Kong tưởng chừng đã thua cuộc, phải hy sinh tính mạng cho niềm tin về công bằng công lý dân chủ cho Hong Kong, khi mà cảnh sát bao vây, nổ súng và tràn vào khuôn viên các trường đại học.
Đã có những lời kêu gọi cầu cứu phát ra từ trường Đại Học Bách Khoa PolyTech nhờ cộng đông mạng loan báo tình cảnh bị vay hãm nguy kịch của họ ra thế giới, để ngăn chặn một cuộc thảm sát xảy ra.
Trên trang Demosisto Đảng Dân Chủ do Joshua Wong đứng đầu và trên trang Twitter của mình Joshua Wong cũng đã phát ra lời kêu gọi quyên góp và giúp đỡ.
"Xin hãy lắng nghe tiếng khóc khẩn của những người trẻ biểu tình đang trong PolyU! Hiện nay đang hết thực phẩm, thuốc men, bắt đầu đói khát, người biểu tình thì bị thương càng nhiều do cảnh sát bắn đạn cao su vào trong khi người bt chỉ có tay không. Thế giới đã chứng kiến sự đàn áp tàn bạo đầy sát máu của nhà cầm quyền mà lại không giúp ngăn chận?".
Đã có những lá thư tuyệt mệnh được viết ra và để lại cho người thân.
Những dòng thư cuối cùng của sinh viên PolyU viết bằng cả hai thứ tiếng Anh và Hoa vào ngày 18/11/2019.
"Chúng tôi sẽ ở lại đến giây phút cuối cùng.
Chúng tôi là nhân chứng cho thấy PolyU bị đẩy vào vực thẳm như thế nào.
Cho chúng tôi tự do hay cho chúng tôi cái chết.
Chúng tôi không sợ bị bắt giữ hay bị giết chết. Vì lịch sử sẽ chứng minh chúng tôi vô tội”
Và cả những lá thư tình thú nhận 'anh yêu em' viết vội gởi cô bạn gái cũng đang trong cuộc chiến từ một sinh viên có lẽ là Y khoa vì lá thư được dằn bằng tai nghe của ngành Y.
“Anh không biết em đang ở đâu lúc này,
Nhưng đây có thể là ngày cuối cùng của anh,
Hoặc có thể là của em.
Anh ấn tượng bởi sự thiện lương của em,
Và chết đuối bởi tiếng cười của em.
Anh thích sự hồn nhiên của em,
Rồi dần dần và không biết từ khi nào, anh đã yêu em mất rồi. “
Cả thế giới sửng sờ nhìn thấy những người trẻ bị bao vây trong lửa đạn ngay chính trong khuôn viên trường đại học của mình bởi chính lực lượng cảnh sát của chính phủ.
Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan đã phải lên Twitter bày tỏ.
“Cảnh sát ra đời là để bảo vệ người dân, còn chính phủ ra đời là để phục vụ người dân. Khi cảnh sát không còn bảo vệ người dân, chính phủ không còn giúp người dân nữa, chính phủ như vậy tất nhiên sẽ mất lòng tin của người dân."
Một người cha tình nguyện làm nhân viên cứu thương đi sau một nhóm cảnh sát vũ trang đang tiến vào khuôn viên trường đại học vào ngày 17/11, khi chứng kiến cảnh sát nổ súng ông đã hoảng hốt gào lên với cảnh sát, "Xin đừng bắn có con gái tôi trong đó" và lập cập vội vã bấm số gọi cho con mình.
Bà Man-Ching Mo (Claudia Mo), 62 tuổi dân biểu Hong Kong, khu vực Tây Cửu Long, trong cuộc họp Quốc Hội gần đây đã cáo buộc cảnh sát HK đã tràn vào khuôn viên của trường sử dụng súng đạn một cách hung hăng.
Bà nói, chính cảnh sát là những kẻ khơi mào sự hỗn loạn và rồi đổ tội cho các sinh viên khi họ chống trả lại những hành động sai trái của cảnh sát.
"Nói một cách nghiêm túc là họ đã có thể vãi ra một đống đạn. Hôm qua, Cảnh sát Hồng Kông thực sự đã xông vào khắp khuôn viên của Đại học Trung Văn. Người ta đã thu thập tổng cộng hơn 2300 đầu đạn trong ngày hôm nay. Cảnh sát Hồng Kông đã trở nên hào hứng với súng đạn, hào hứng bóp cò.
"Và quý vị nói rằng các sinh viên đã rất bạo động. Rằng họ sẽ ném những chai bom xăng tự tạo vào cảnh sát. Nhưng quý vị đã khơi mào nó trước. Quý vị đã xông vào khuôn viên trường đại học của chúng ta và rồi quý vị đổ lỗi cho sinh viên của chúng ta đã chống trả lại việc tấn công đó.
"Chúng ta đang nói về việc đã làm cho công chúng phẫn nộ, tức giận, thất vọng, và tuyệt vọng. Chính phủ này có thể hứa rằng họ sẽ ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công xông vào các khuôn viên trường học và ngăn chặn sự tàn bạo của cảnh sát không được tiếp diễn nữa hay không?"
Vào ngày 19/11 một số các phụ huynh có con bị vay hãm trong trường đại học Bách Khoa Hong Kong đã tọa kháng bên ngoài trụ sở cảnh sát Hong Kong kêu gọi cảnh sát đừng bắn vào các em sinh viên trong trường.
Me của một nhân viên cứu thương đã có những lời nhắn nhủ đầy cảm động với con trai mình đagn bị vay hãm trong trường đại học
"Mẹ đây con trai cưng. Con phải phấn chấn lên, nhất định phải kiên cường lên. Hiểu chưa? Chăm sóc tốt bản thân và chăm lo cho những người cạnh con. ... Khó nói quá, tôi không biết phải nói gì nữa. Con trai, con là bảo bối tâm can của mẹ, mẹ thương con lắm. Con nhớ bảo trọng nha. Đừng để mình bị thương, cũng đừng để mọi người bị thương nữa. Con mà bị thương ở đâu mẹ đau lòng lắm. Con là một phần của mẹ. Mẹ mong con bình yên."
Bà Lau, một người mẹ khác có hai con bị kẹt trong trường đại học có mặt trong cuộc tọa kháng khác nói, "thường thì bât cứ khi nào tôi gọi các con tôi cũng trả lời nhưng hôm nay tôi gọi nhiều lần mà không thấy các con bắt máy tôi đã thấy có điều gì đó rât bât thường".
Vào đến tối khi bà nhắn tin qua WhatApps cho con thì mới nhận được trả lời của con cho biết là hai con bà bị kẹt trong trường đại học không thoát ra được.
Bà nói, bà "đã không ngủ được cả 30 tiếng đồng hồ vì lo lắng cho tính mạng của hai con".
Theo thống kê của cảnh sát công bố vào ngày 13/11, hơn 4.000 người đã bị bắt giữ kể từ khi các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra vào tháng 6, với số sinh viên chiếm 39,3%.
Trong những ngày Hong Kong xuống đường, thế giới nhìn chứng kiến người dân Hong Kong từ già tới trẻ, lớn tới bé, từ vị luật sư đến người bán hàng, từ em học sinh đến các giáo sư đại học, tât cả cùng chung một nguyện ước công tự do dân chủ cho Hong Kong và chính quyền đại lục giữ đúng cam kết của họ một quốc gia hai thể chế để Hong Kong sống như khi Anh Quốc trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc.
Người ta nhìn thấy các nghệ sĩ Hồng Kông cùng xuống đường sát cánh trong cuộc đấu tranh cùng người Hong Kong.
Người ta nhìn thấy các cụ già xin được đổ máu thay cho những người trẻ.
Người ta nhìn các nhân viên cứu hỏa các học sinh trung học cùng lên tiếng.
Tại một tiệm ăn tên Tiêu Ký ở Hong Kong người ta thấy để một thông báo trước cửa tiệm. Thông báo viết:
"Suất ăn dành cho sinh viên học sinh bảo vệ thành phố tôi.
"Kể từ hôm nay mỗi khi trình thẻ học sinh, sẽ được nhà hàng phục vụ miễn phí hai suât ăn dưới đây:
"A/ Hủ tiếu cá viên
"B/Cơm trứng thịt nguội.
"Suât ăn dành cho học sinh sinh viên nói trên sẽ được nhà hàng phục vụ miễn phí đến ngày Quang phục Hong Kong.
"Ngoài ra tât cả những ai mang thẻ sinh viên của tât cả các trường đại học đều sẽ được hưởng dùng suât ăn học sinh trọn đời cho đến khi nhà hàng đóng cửa.
Giữ lại mạng sống. Ăn nghèo tôi đi."
"Giữ lại mạng sống", là điều mà người Hong Kong nhắn nhủ với người trẻ, nhưng không phải là mạng sống lẫm liệt chứ không phải là một mạng sống thoả hiệp, như cách người mẹ này nhắn nhủ với con trai mình đang bị vay hãm trong trường đại học
"Mẹ biết con cư xử rất phải phép và khiêm nhường. Con rất giỏi chăm lo cho bạn bè. Dù cho có gì xảy ra mẹ mong con bình yên. Sau này khi mẹ gặp lại con, không bị xây xát gì là ước mơ lớn nhất của mẹ. Sau này con sẽ trưởng thành khỏe mạnh và hạnh phúc. Khi giai đoạn khó khăn này qua đi, ước mơ của con sẽ thành hiện thực. Con trai, con phải sống với mẹ nhé, mẹ con mình phải có nhau, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn không biết khi nào kết thúc ở HK. Hongkong giờ thật là khủng hoảng nhân đạo. Mẹ tức giận lắm, không phải chỉ con mẹ phải đối mặt, những đứa trẻ khác cũng vậy! Bình an nha con."
Dân Hong Kong không chỉ can đảm quả cảm trí tuệ và nhân bản mà họ còn hết sức tài hoa. Prince Luna, một cô gái người Hồng Công sinh năm 1997.
Trong những ngày bị vay hãm ở trường đại học PolyU, cô đưa lên trang twitter của mình một bài thơ bằng tiếng Anh, có những câu thơ như sau:
Em không còn sức để giương ô
Em đang chìm trong mưa ướt đẫm
Lúc này đây, bây giờ
Là lúc em dựa vào mưa
Để khóc
Òa lên trong tích tắc
Để chẳng ai thấy, nước mắt buồn của tụi em
Một ngày nào đó, cơn mưa lạnh
Sẽ trở thành những giọt nước mắt ấm áp
Và dù có ngã xuống, thì tụi em vẫn sẽ
Xem như một trận mưa rào trút nước, phải không anh?
Những ngày tháng 11 theo dõi diễn tiến ở Hong Kong, không khỏi có lúc người ta tự hỏi, liệu mình sẽ như thế nào sau này khi phải chứng kiến một Thiên An Môn Thứ 2 ngay tại Hong Kong, ngay trong thời đại mình đang sống?
Sự lo lắng của công chúng không phải là không có cơ sở khi mà vào năm 1989, sinh viên Bắc Kinh biểu tình chống tham nhũng, chỉ vì muốn đảng Cộng Sản trở nên trong sạch hơn chứ không phải muốn lật đổ nó, vậy mà đảng của họ đã đốt cháy công dân mình bằng súng phun lửa và nghiền nát thân xác họ dưới xích xe tăng.
Mục sư Pang Rev là người có con cũng đang bị vay hãm, đã kêu gọi cảnh sát rằng đừng để bât kỳ bà mẹ Hong Kong nào phải trở thành những bà mẹ Thiên An Môn.
"Chúng tôi không muốn bất kỳ phụ huynh nào ở đây phải trở thành những người mẹ Thiên An Môn'. Hoặc trong lịch sử sẽ gọi họ là các bà mẹ Đại học Bách Khoa. Vì vậy chúng tôi hy vọng chính phủ phải làm cho các em sinh viên cảm thấy an toàn khi ra ngoài nộp mình. Dù các em có phải ra tòa và bị kết án theo pháp luật họ sẽ dũng cảm khi nhận trách nhiệm đó. hãy để họ can đảm ra ngoài. Đừng gây thêm bất kỳ sự đối đầu nào khác. Và trên hết đừng để chúng tôi phải chứng kiến bất kỳ sự hy sinh mạng sống nào thêm nữa."
Cuộc chiến của người Hồng Kông trong năm 2019, sự quả cảm, không nhượng bộ, không cúi đầu thỏa hiệp của họ đã đánh thức lương tri của mỗi người trong chúng ta khi chứng kiến một cuộc tử chiến vì quyền sống cao cả đúng nhân phẩm con người.
Một cuộc cách mạng nhân bản của thế kỷ 21- cuộc chiến tử vì 'đạo làm người', thách thức "một chế độ man rợ chưa từng có trong lịch sử".
Cuộc chiến của người Hồng Kông trước bá quyền không còn là của riêng người Hong Kong.
Vì nếu người Hong Kong bị bẻ gãy thì cũng là lúc cái ác lên ngôi bá chủ toàn cầu.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại