Hội đồng Khí hậu kêu gọi Úc đưa mức khí thải về 0 trong vòng 15 năm

Coral bleaching on the Great Barrier Reef

Coral bleaching on the Great Barrier Reef Source: AAP

Một bản phúc trình từ Hội đồng Khí hậu cảnh báo rằng nước Úc chỉ có thời hạn 10 năm để tăng gấp ba nỗ lực giảm khí thải, nếu không sẽ phải hứng chịu những tác động về môi trường nặng nề.


Theo một phúc trình mới của Hội đồng Khí hậu Úc, quốc gia này chỉ có chưa đầy 10 năm để hành động, trước khi đối mặt với những thiệt hại không thể hồi phục.

Phúc trình kêu gọi Úc cắt giảm 75% lượng khí thải trước năm 2030 và đưa mức khí thải về 0 vào năm 2035.

Theo dự báo mà phúc trình này đưa ra, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng hơn 1,5 độ trong những năm 2030.

Will Steffen là tác giả của phúc trình trên.

"Vấn đề là tốc độ biến đổi khí hậu. Tốc độ trong việc gia tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng, các thay đổi thời tiết khắc nghiệt. Tại Úc nhiều hệ sinh thái của chúng ta thích nghi với việc khí hậu biến đổi, chúng ta là mảnh đất của hạn hán và mưa lũ và chúng ta chịu những cái nóng khủng khiếp."
Thế nhưng điều đang diễn ra hiện nay là các hệ sinh thái, dù đó là rừng hay các rạn san hô, các rừng ngập mặn ven biển, chúng đều đang trải qua các điều kiện thời tiết mà chúng không thích nghi được.
Những người ở trên tuyến đầu trong các nỗ lực của Úc chống chọi với biến đổi khí hậu, đang tỏ ra lo lắng về tác động của nó đối với nguồn sinh kế của họ.

Nông dân chăn nuôi gia súc Olivia Lawson và chồng đã phải vật lộn với những trận hạn hán tàn khốc.

"Đợt hạn hán vừa qua họ đã vận chuyển cỏ khô từ Tây Úc, với chi phí cao. Đó không chỉ là một tổn thất về tài chính mà còn là một tổn thất lớn về mặt tinh thần. Nhưng cùng với hạn hán, thường kèm theo những cuộc cháy rừng nghiêm trọng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đột ngột, nó thực sự đáng sợ.”

Một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Úc cũng đang gánh chịu tác động từ tình trạng nhiệt độ tăng.

Theo nhà khoa học về Hàng hải Ove Hoegh-Guldberg, rặng san hô Great Barrier Reef đang trải qua sự kiện tẩy trắng san hô trên quy mô đáng kinh ngạc.

Ông Hoegh-Guldberg đã nghiên cứu rặng san hô trong hơn 40 năm qua.

“Và trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến 3 sự kiện tẩy trắng hàng loạt, ảnh hưởng đến hàng trăm km của Great Barrier Reef. Nó là một hệ thống rặng san hô lớn, bạn có thể nhìn thấy nó từ không gian, vì vậy những thay đổi về sức khỏe của rặng san hô đã khiến chúng tôi rất lo lắng."
Nó không chỉ tác động đến san hô mà còn là những loài cá sống ở rặng san hô; chúng thúc đẩy du lịch và ngành thủy sản, mang lại khoảng 5 đến 6 tỷ đô la cho nước Úc.
Ông cho rằng ngay cả khi tiến gần đến mục tiêu Paris là đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050, thì tác động vẫn không đủ.

Ông nói thêm rằng với mục tiêu đó, chúng ta sẽ mất rất nhiều san hô - có thể là 90%.

"Chúng ta đang bị đẩy vào một vị trí ngày càng khó khăn, cái mà có thể dẫn đến những đỉnh điểm với một sự thay đổi hoàn toàn, khi mà Great Barrier Reef không còn là nơi san hô thống trị.”

Will Steffen - tác giả phúc trình - đưa ra một đề xuất như là một giải pháp để giảm thiểu mức khí thải về mức có thể kiểm soát được. 

“Cách tốt nhất để giảm lượng khí thải nhanh chóng là chuyển đổi hệ thống sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Chúng ta có một số nguồn năng lượng mặt trời tốt nhất trên thế giới và chúng ta cũng có nguồn gió rất tốt. Khi bạn gộp chúng lại với nhau, chúng ta sẽ vượt xa tất cả các quốc gia khác trong nhóm OECD."
Nhưng chúng ta nên làm tốt hơn mức trung bình toàn cầu, chúng ta nên giảm khoảng 75% phát thải vào năm 2030 và về 0 vào năm 2035.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ sẽ phản ứng như thế nào trước những mục tiêu tham vọng này?

Chính phủ dự kiến sẽ công bố một chiến lược dài hạn mới trong việc giảm phát thải vào cuối năm nay.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share