Di trú và dân số trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới

Australia St

Australia St Source: SBS

Cử tri đơn vị Banks nghĩ gì về chính sách về di trú và dân số vốn sẽ là vấn đề then chốt trong cuộc tổng tuyển cử Liên bang năm nay?


Đơn vị cử tri Banks là một trong những nơi có đa dạng văn hóa nhất nước Úc và là một trong các chiếc ghế bấp bênh nhất nước Úc, hiện do đảng Tự Do Quốc gia nắm giữ với tỷ lệ chênh lệch là 1,4 phần trăm.

Theo cuộc kiểm kê dân số mới nhất, đơn vị cử tri tại miền tây Sydney là nơi cư ngụ của hơn 155 ngàn người, với khoảng 44 phần trăm sinh đẻ ở ngoại quốc.

Đó là một đơn vị an toàn cho Lao động trong 40 năm qua, cho đến năm 2013, chiếc ghế nầy được một ứng cử viên Tự do chiếm được và nay là Tổng trưởng Di trú, Quốc tịch và Đa văn hóa, David Coleman.

SBS gặp một số người sẽ đi bầu tại Banks trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và hỏi họ nghĩ gì về chính sách di dân của nước Úc

“Đây là một vấn đề nan giải, chúng tôi cần người thế nhưng không phải lả nơi họ muốn sống. Sydney và Melbourne quá đông đảo và thật khó khăn để mọi người di chuyển".

"Tôi muốn nói rằng ông Gough Whitlam đã thử nghiệm trong chương trình đô thị để đưa người lên vùng núi non, thế nhưng dân số của Bathurst thực sự không thay đổi nhiều lắm”, Julian.

Đó là ông Julian, ông là một hiệu trưởng về hưu và sống tại đơn vị cử tri nầy.

Là một người bỏ phiếu tùy hứng, ông hoan nghênh bất cứ chính phủ nào khuyến khích di dân về các vùng địa phương xa xôi.

Còn bà Pauline là một cố vấn tài chính, sống với gia đình trẻ của bà vốn di cư đến Úc từ Trung quốc, khi bà còn là một sinh viên.

Bà muốn chính phủ cần là, nhiều hơn nữa để bắt kịp với sự phát triển dân số.

“Vâng vấn đề dân số có thể gây nhiều quan ngại về khả năng mua nhà, và chuyện di chuyển nữa".

"Thế nhưng với tôi, việc nầy thúc đẩy chính phủ nghĩ đến các kế hoạch tốt đẹp hơn, một kế hoạch cho thành phố và một kế hoạch cho hạ tầng cơ sở”, Pauline.

Bà Pauline là một trong các cử tri tại đơn vị có người sinh ra ở ngoại quốc lớn nhất nước Úc.

Bà đến từ Trung quốc, chiếm 11 phần trăm đơn vị cử tri nầy, theo sau là các di dân từ Nepal, Hong Kong, Việt Nam và New Zealand.

Đơn vị nầy cũng là nhà của nhiều người mà cha mẹ họ sinh ra tại Hy Lạp, Lebannon và những nơi khác của Âu châu.

Đôi vợ chồng người Úc gốc Ý Isabella va Engelbert đến Úc từ Âu châu vào thập niên 1960, với kế hoạch ở lại đây trong vài năm mà thôi.

50 năm sau, họ vẫn còn ở đây với con cháu, theo sau chính sách di trú của nước Úc.

“Bản thân tôi không ngại khi chuyện nầy khiến tôi bận rộn hơn. Chỉ có việc đậu xe, rồi xe cộ giao thông là những tệ hại hơn thôi”, Engelbert.
“Vâng, đó là hạ tầng cơ sở. Nếu họ muốn có nhiều người đến Úc, họ cần có sẵn các cơ sở”, Isabella.
“Họ chẳng còn làm các công việc lớn nữa”.
“Họ có thể làm chuyện đó ngay vào hôm nay”.
“Vợ tôi thường nói chuyện về phi trường với ông Gough Whitlam hồi năm 1972, tôi nói với bà ta là đừng quan tâm khi nào họ xây dựng phi trường, bởi vì chúng ta sẽ không xử dụng chúng. Chúng ta sẽ qua đời trước khi phi trường được hoàn thành”.
"Cùng lúc, tôi hiểu rằng các đô thị ngày càng đông nghẹt và muốn giản dân, thế nhưng tôi không nghĩ đây là cách tốt nhất để làm như vậy”, Bennett.
Từ một nước trong Liên Xô cũ, bà Natalie di cư sang Úc với gia đình khi bà mới lên 16 tuổi.

Là người sống sót sau nạn bạo hành trong gia đình, bà tình nguyện làm việc cho một số tổ chức thiện nguyện cùng lúc nuôi dưỡng 3 con với người sống chung hiện giờ.

Bà ủng hộ việc chính phủ có thêm visa, theo đó đòi hỏi di dân phải ở các vùng quê một thời gian lâu hơn.

Bà cho biết một người bạn có một nhà hàng tại vùng xa xôi, gặp khó khăn trong việc cầm chân các nhân viên di dân mới, mà bà cho biết họ có khuynh hướng bỏ đi đến các thành phố lớn, ngay khi họ được huấn luyện xong.

“Với cô ta thì cô muốn tình trạng an toàn cho một người ít nhất là trong 3 năm".

"Tại sao lại là 3 năm? Bởi vì phải mất 11 tháng để huấn luyện cho họ làm việc độc lập".

"Ngay khi một người được huấn luyện, thì họ biến ngay và cô ta phải nỗ lực giữ lại công việc của mình".

"Cô ta nói với các doanh nghiệp khác là cô biết thị trấn nhỏ cũng sẽ trải qua hoàn cảnh tương tự”, Natalie.

Còn bà Julia có cha mẹ là di dân từ Latvia và Đức, họ đã sống trong vùng nầy cả đời.

Bà Julia là những chăm sóc cho mẹ bà và cũng tham dự cuộc họp của nhóm bài trừ nạn bạo hành trong gia đình.

Bà nghĩ, quả là một chuyện hoang đường khi cho rằng di dân gây ra nạn kẹt xe và đông đảo.

“Hãy đầu tiên tiền bạc vào hạ tầng cơ sở. Vấn đề di dân và chấp nhận người tỵ nạn vốn là xương sống của xã hội Úc".

"Chúng ta rõ ràng là một quốc gia của các thuyền nhân và nói rằng đây không phải là chuyện chúng tôi muốn cho nước Úc như vậy, thì quả là thật buồn cười”, Julia.

Còn bà Hardeep là một y ta bệnh viện về hưu.

Sinh ra tại Ấn độ, bà từ Anh sang Úc vào năm 1984 và sống tại đơn vị Banks cho đến bây giờ.

Bà cho biết, kể từ khi di cư sang Úc, khu vực địa phương đã thay đổi đáng kể với nhiều người đến sống ở đây và những chung cư cao tầng mọc lên.

Thế nhưng bà cho biết, bà hiểu vì sao di dân từ châu Á đặc biệt tìm thấy Úc là một quốc gia tốt đẹp để tìm đến.

“Các quốc gia Á châu về mặt kinh tế không phải là những nước giàu có".

"Họ muốn ra nước ngoài để có thêm tay nghề, được học thêm giáo dục cũng như mang lại cuộc sống xứng đáng cho gia đình của họ, đó là chuyện thích hợp và là các quyết định của chính phủ“, Hardeep.

Còn ông Bennett là một nhà phân tích của một công ty tài chính hàng đầu trong thành phố và sống với gia đình trong một căn hộ.

Gia đình nguyên quán từ Hong Kong, trong khi ông thấu hiểu nhu cầu cần phải định cư tại các địa phương, thì ông tin rằng hầu hết những di dân trẻ mà ông quen biết, không tìm thấy đó là một chọn lựa hấp dẫn.

“Quí vị nói rằng, tôi muốn những người nầy về các thị trấn địa phương và tôi nghĩ họ không vui vẻ với chuyện nầy".

"Cùng lúc, tôi hiểu rằng các đô thị ngày càng đông nghẹt và muốn giản dân, thế nhưng tôi không nghĩ đây là cách tốt nhất để làm như vậy”, Bennett.

Quí vị nghĩ sao về chuyện chính trị của nước Úc. Hãy lên tiếng bằng cách gởi về một đoạn băng video, dài từ 30 đến 60 giây về địa chỉ [email protected] cùng với tên và đơn vị cử tri của quí vị.

Chúng tôi sẽ đăng tải sau khi chọn lựa đoạn băng video của quí vị trên trang mạng của SBS News.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share