Nhà cửa của Thổ dân Tây Úc gặp nguy cơ do bị quên lãng

Pastor Geoffrey Stokes stands in front of a pile of debris in the village of Ninga Mia, WA

Pastor Geoffrey Stokes stands in front of a pile of debris in the village of Ninga Mia, WA Source: SBS

Các cộng đồng Thổ dân tại Tây Úc nói rằn,g nhà cửa của họ không được quan tâm, sửa chữa qua loa và trong một số trường hợp bị ủi sập.


Cư dân tin rằng đó là một âm mưu nhằm buộc họ ra khỏi nhà, thế nhưng chính quyền tiểu bang tranh luận rằng cộng đồng của họ không thể tồn tại và tốt hơn là dời sang một thị trấn kế cận.

Tại cộng đồng Thổ dân ở Bondini, bà Dallas Harris sống trong một ngôi nhà chính phủ trong 8 năm trời và chính phủ Tây Úc chịu trách nhiệm trong việc bảo trì tại đây.

Thế nhưng sau khi báo cáo một vụ về ống nước, bà phải mất một tháng với tình trạng là phòng vệ sinh chẳng hoạt động.

“Khi chúng tôi xử dụng vòi sen, nước thấm vào tường qua các phòng ngủ và ra đến ngoài hiên nhà".

"Mỗi lần chúng tôi có việc kiểm tra nhà, tôi có nhắc họ về chuyện nầy, thế nhưng tôi chẳng hiểu họ có báo cáo chuyện nầy hay không, hoặc làm một vài chuyện gì về vấn đề đó".

"Tôi chỉ báo cáo vụ nầy cho họ và dường như tôi chẳng nhận được hồi đáp chi cả".

"Với phòng vệ sinh, có nghĩa là xử dụng trong 24 giờ mỗi ngày và có thể xử dụng cả ngày, đó là mối nguy hiểm về sức khỏe".

"Vào lúc đó, người anh họ của tôi ở kế cận và anh ta có một phòng vệ sinh sạch sẽ, nếu không tôi chẳng biết làm thế nào nữa”, Dallas Harris.

Láng giềng của bà là bà Glenys Williams, cũng báo cáo một ống nước bị vỡ hồi 3 tháng trước.

Thế nhưng nó vẫn chưa được sửa chữa, rồi bà bị tính tiền là 350 đô la về phí tổn gọi dịch vụ.

“Nước chảy từ vòi sen vào các phỏng, tôi báo cho họ biết chuyện đó và họ yêu cầu tôi phải trả khá nhiều tiền để bảo trì".

"Tôi hỏi, ‘bảo trì cái gì’, do họ chẳng bao giờ làm việc gì cho ngôi nhà của tôi".

"Người thợ ống nước nói rằng, ‘họ chẳng bao giờ làm việc chi miễn phí cả’, vì vậy tôi cho biết tôi chẳng trả tiền cho việc đó”, Glenys Williams.
"Mỗi ngôi nhà có những khó khăn riêng, như tủ nhà bếp bị rơi ra từng mảnh. Lại còn các khó khăn về điện và nước, tôi hy vọng đó là một nơi tốt hơn là nơi chúng ta đang ngồi hiện nay”, Jennifer Narrier.
Còn tại nhà của bà Amanda Gilbert, ống nước bị vỡ làm ngập cả phòng khách và cũng không có điện trong một tuần lễ.

“Tôi trở lại và thấy sàn nhà bị ngập nước mọi nơi, mà chẳng hề có giúp đỡ hay bất cứ chuyện gì trong vụ nầy”.

“Thế chị bị mất điện từ bao lâu?”.

“Khi tôi trở lại vào hôm thứ sáu, vì vậy thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứ ba rồi thứ tư, tất cả là 5 ngày tôi chẳng hề có điện tại nhà”, Amanda Gilbert.

Thời gian chờ đợi lâu dài cũng như công việc bảo trì quá sức tệ hại trong các cộng đồng Thổ dân, đã khiến nhà cầm quyền địa phương phải chú ý.

Ông David Hadden là nhân viên Y tế về Môi trường, phụ trách 5 hội đồng địa phương.

“Luôn luôn có vấn đề an toàn với vấn đề điện năng. Về chuyện ống nước thường là ống cống, đó là vấn đề quan trọng về y tế".

"Các báo cáo được cư dân báo cáo lên ngành dịch vụ của bộ Gia Cư, thế nhưng phải mất rất lâu để giải quyết”, David Hadden.

Trong cộng đồng Ninga Mia, chính phủ tiểu bang đã ủi sập các nhà cửa mà chính phủ cho là không còn an toàn nữa và đề nghị cư dân ủng hộ việc di dời sang các thị trấn kế cận.

Ông Geoffrey Stokes là Mục sư tại nhà thờ Thân Hữu Ninga Mia.

“Trong 3 tháng qua có khoảng 6 ngôi nhà bị phá sập, thế nhưng trong một vài năm trước, thường là khoảng 30 ngôi nhà bị ủi bỏ".

"Quí vị nghe mọi người ở đây nói rằng, chẳng ai đến nói với họ về những ngôi nhà nầy, họ chỉ thấy các ngôi nhà đang bị hủy bỏ”, Geoffrey Stokes.

Chính phủ tiểu bang hiện tìm cách thay đổi 37 cộng đồng Thổ dân, với kế hoạch hoặc sát nhập vào các thị trấn lớn, hay di dời cư dân đến những nơi khác.

Đó là một kế hoạch dài hạn mà chính phủ tranh luận rằng, việc nầy sẽ dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho 3 ngàn người.

Thế nhưng một số cư dân tại đây hiện có ý kiến là, tại sao chính phủ không hành động trước đây, để tránh cho nhà cửa của họ không thể sống được?.

Trong một thông cáo, một phát ngôn nhân của Bộ Cộng đồng Tây Úc cho biết.

“Bộ Phụ trách Cộng đồng tiếp tục cung cấp các dịch vụ tốt đẹp hơn cho các cư dân Thổ dân, hiện sống tại các khu bảo tồn tại thị trấn. Chính phủ sẽ làm việc với các cư dân, để hoặc sát nhập nơi nầy vào thị trấn, hay hỗ trợ cho cư dân di dời đi nơi khác. Các quyết định nầy tùy thuộc cư dân và cần được thực hiện một cách tế nhị”.

Trong khi chính phủ tiến đến việc đóng cửa các cộng đồng đó, cư dân của ngôi làng Katepul hy vọng họ sẽ được ở lại, với tình trạng gia cư tốt đẹp hơn.

Bà Jennifer Narrier đã sống tại làng Katepul trong 30 năm qua cho biết.

"Mỗi ngôi nhà có những khó khăn riêng, như tủ nhà bếp bị rơi ra từng mảnh. Lại còn các khó khăn về điện và nước, tôi hy vọng đó là một nơi tốt hơn là nơi chúng ta đang ngồi hiện nay”, Jennifer Narrier.

Cộng đồng nầy cam kết họ vẫn ở nguyên chỗ, tại một nơi mà họ đã sinh sống hàng thập niên qua.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share