Thế nhưng ông Soutphommasane sẽ mãn nhiệm vào tháng 8 sắp tới sau nhiệm kỳ 5 năm chống lại việc thay đổi danh xưng như vậy.
Tuyên bố tại Diễn đàn thường niên của Ủy ban Nhân quyền Úc về tình trạng phân biệt chủng tộc và hòa hợp cộng đồng, ông Tim Soutphommasane nói rằng, người Úc đang đối mặt với những thời điểm đầy thử thách và hỗn loạn.
Thế nhưng ông cho rằng, đất nước có thể giải quyết những thách thức này từ một vị trí của sức mạnh, vì nghiên cứu cho thấy đa số người Úc ủng hộ đa văn hóa và bình đẳng.
Ông chỉ vào cuộc khảo sát hàng năm của Quỹ Scanlon về sự gắn kết xã hội, liên tục cho thấy từ 83 đến 86 phần trăm người Úc đồng ý rằng, đa văn hóa là tốt cho đất nước.
"Năm rồi, các cuộc thăm dò tìm thấy có khoảng 80 phần trăm người dân Úc đồng ý rằng chương trình nhập cư Úc không nên dính líu đến chuyện kỳ thị về chủng tộc hay tôn giáo".
"Chúng tôi biết rõ rằng vẫn còn sự ủng hộ rộng rãi về đạo luật chống Kỳ Thị, như hồi tháng 3 vừa qua một cuộc thăm dò công luận của Fairfax-Ipsos cho thấy có 78 phần trăm người dân Úc tin rằng việc xúc phạm, nhục mạ hay chế nhạo người khác do chủng tộc, như được qui định trong điều 18C của đạo luật, là những hành vi phạm luật", Tim Soutphommasane.
Thế nhưng, Ủy viên về phân biệt đối xử chủng tộc nói rằng, có rất nhiều thách thức mà những gì phát biểu nơi công cộng, có thể dường như xa rời khỏi những gì Quỹ Scanlon tìm thấy năm nầy qua năm khác.
"Chúng tôi thấy tình trạng sợ hãi về những vụ phạm pháp của giới trẻ gốc Phi Châu tại Melbourne".
"Sự sợ hãi và lo lắng đã gia tăng qua việc nầy, dẫn đến các thành viên của những cộng đồng người Úc gốc Phi Châu bị xem một cách bất công là đồng nghĩa với việc dễ gây phạm tội".
"Tại một diễn đàn ở Melbourne mà chúng tôi tổ chức hồi tháng 4, tôi nghe rất nhiều người nói về những đau thương và giận dữ".
"Đáng buồn thay, những hạt giống của sự bất tín và không hòa hợp, đã được gieo trồng tại đây", Tim Soutphommasane.
"Nó sẽ không thích hợp, nếu chuyện phân biệt chủng tộc trở thành một cái ác trong xã hội, không được đặt đúng tên", Tim Soutphommasane.
Ông Tim Soutphommasane nói rằng, có những dấu hiệu phân biệt chủng tộc đang trở nên bình thường, trong các phương tiện truyền thông chính thống và ở các cuộc thuyết trình công khai.
"Dù đó là chủ nghĩa quốc gia cực hữu nhắm vào các di dân và chủ thuyết đa văn hóa, hay những kẻ cuồng tín kiểu cũ nhắm vào người Thổ Dân, sự không dung thứ ngày càng đậm nét".
"Đôi khi chúng ta có những cuộc thảo luận phấn khởi về di trú, về sự phát triển dân số và luật lệ về quốc tịch, chúng ta đều phải cảnh giác về vấn đề hoà hợp về chủng tộc và về chủ thuyết đa văn hóa", Tim Soutphommasane.
Ông Ủy viên nói rằng, Úc có một lịch sử lâu đời về phân biệt chủng tộc và ngày nay nó vẫn là một vấn đề.
Ông cho biết trong năm 2017, 20 phần trăm người dân Úc cho biết họ đã trải qua sự kỳ thị trong 12 tháng trước đó.
Ông Tim Soutphommasane rất thất vọng, khi nhiều năng lượng đang được tiêu phí ở Úc, vì phủ nhận và làm chệch hướng việc phân biệt chủng tộc.
Ông nói rằng, việc trực tiếp chống phân biệt chủng tộc không tốt với một số người, và ông ngụ ý rằng đó là một lý do tại sao một số đề nghị văn phòng của Ủy ban phân biệt chủng tộc, được đổi tên hoặc định nghĩa lại.
"Luật lệ không được gọi là Đạo luật về việc Sống trong Hòa Hợp, cũng như Đối Xử Nhẹ Nhàng về Phân Biệt chủng Tộc, mà phải gọi là Đạo Luật chống Kỳ Thị bởi vì nó liên quan đến chuyện kỳ thị chủng tộc".
"Nó chỉ đúng và thích hợp khi chúng ta đặt tên là kỳ thị chủng tộc, với một Ủy Viên đúng nghĩa mà đạo luật Chống Kỳ Thị qui định".
"Nó sẽ không thích hợp, nếu chuyện phân biệt chủng tộc trở thành một cái ác trong xã hội, không được đặt đúng tên", Tim Soutphommasane.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại