Kiến nghị của nhân sĩ trong nước về cứu nguy cho đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước trầm trọng

Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước vì hạn hán và ngập mặn Source: TTXVN

Kiến nghị của các nhân sĩ trí thức trong nước gởi chính phủ Việt Nam nêu lên các giải pháp giải quyết ba vấn đề chính cho đồng bằng sông Cửu Long. Ba vấn đề đó là: đồng bằng sông Cửu Long đang khát nước trầm trọng; môi trường sinh thái biến đổi do đặt nặng vào cây lúa chạy theo xuất khẩu gạo giá rẻ; đồng bằng là nơi trù phú tạo ra 90% lương thực xuất khẩu nhưng lại là nơi vùng trũng thua sút nhiều mặt từ giáo dục, đầu tư và nhiều phương diện khác so mặt bằng cả nước.


Ngày 1/6/2020, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã có bản kiến nghị gởi tới chính phủ Việt Nam nêu lên những nghịch lý và bấp cập hiện nay tại đồng bằng Sông Cửu Long.

PGS Tiến Sĩ  Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập Chính sách Nông nghiệp, người đứng đầu danh sách các nhân sĩ ký tên trong bản kiến nghị cho SBS Việt Ngữ biết rằng kiến nghị nêu ba vấn đề chính bao gồm: 

- Đồng bằng sông Cửu Long đang khát nước, đây là một nghịch lý nhưng nó đang xảy ra. Những năm gần đây việc hán hạn và ngập mặn khiến đồng bằng sông Cửu Long trở nên thiếu nước ngọt và khát nước trầm trọng. Việc khát nước không chỉ là về nước tiêu dùng mà cả nước uống cho con người.
- Đồng bằng sông Cửu Long đã bị khai thác "không thuận thiên" và thiếu khoa học. Sản vật của Đồng bằng  có thể tập trung vào ba nhóm chính: lúa gạo, thuỷ sản và cây trái. Việc đặt trọng tâm quá nhiều vào cây lúa để xuất khẩu gạo chạy theo danh hiệu "nước khẩu gạo đứng đầu thế giới" và "bảo đảm an ninh lương thực thế giới" khiến đất đai, nguồn tài nguyên và môi trường của đồng bằng bị biến đổi tệ hại. Chay đua xuất khẩu gạo còn dẫn tới một nghịch lý khác đó là lúa gạo xuất khẩu rẻ hơn giá bán trong nước mà chất lượng thì cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng dân Việt ăn gạo do chính mình làm ra lại mắc hơn dân Philippines ăn gạo Việt xuất khẩu.

-Đồng bằng là nơi trù phú tạo ra 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước ấy nhưng đây lại là nơi vùng trũng về giáo dục đầu tư và nhiều phương diện dẫn đến việc người dân tiếp tục nghèo và không phát triển được.

Trong cuộc trò chuyện Ts Vũ Trọng Khải cũng cho biết, những bất cập này kéo dài là có nhiều nguyên nhân tuy nhiên nó cần các giải pháp thiết thực để giải quyết nhằm tránh cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.  Ở góc độ của một trí thức, ông và các nhân sĩ khác thấy có trách nhiệm cần phải lên tiếng. Ông không hy vọng là tất cả những điều trong bản kiến nghị đều được giới thẩm quyền lắng nghe, nhưng nếu có điều gì được nghe thấy thì tốt cho người dân đồng bằng điều ấy. 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share