Một viên chức chính phủ Ukraine theo dõi cuộc vận động của nước nầy để gia nhập Liên Hiệp Âu Châu cho biết, bà tin tưởng 100 phần trăm rằng 27 quốc gia Âu Châu sẽ chấp thuận tư cách ứng viên của Ukraine, trong một cuộc họp thượng đỉnh vào tuần nầy.
Phó Thủ Tướng đặc trách Âu Châu và Hợp Nhất Âu Châu với Đại Tây Dương, bà Olha Stefanishyna nói rằng, quyết định có thể diễn ra ngay khi cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo bắt đầu.
“Chỉ một ngày trước khi cuộc họp bắt đầu, tôi có thể tin chắc 100 phần trăm rằng, 27 quốc gia hội viên sẽ chấp thuận tư cách hội viên EU của Ukraine, trong cuộc họp thượng đỉnh vào mùa hè nầy".
"Quyết định của Ủy Hội Âu Châu, không chỉ có Chủ tịch của Ủy hội mà tất cả đều đồng thanh ủng hộ, quyết định ban cấp cho Ukraine tư cách ứng viên".
"Việc nầy tạo nên căn bản cho những quốc gia do dự nhất, không chỉ nghi ngờ mà hãy còn do dự”, Olha Stefanishyna.
Còn Tổng Thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy cũng bày tỏ sự lạc quan tương tự.
“Chúng ta chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày, có phán quyết lịch sử của Ủy Hội Âu Châu về Ukraine".
"Tôi tin chắc rằng, chẳng ai trong chúng ta có chút nghi ngờ về việc, Ukraine nên nhận được một quyết định tích cực".
"Việc Nga tấn công Ukraine đã gợi lại cho ký ức của chúng ta về những trang lịch sử đen tối nhất: Nga thả bom phá hủy các thành phố, lính Nga giết hại hàng ngàn thường dân vô tội và ngay cả Nga tiến hành việc trục xuất tập thể người dân Ukraine ra khỏi nước chúng ta”, Volodymyr Zelenskyy.
Được biết đơn gia nhập của Ukraine thuộc ưu tiên cao nhất, trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên Âu tại Brussels.
Liên quan đến đơn xin gia nhập NATO của Ukraine, Tổng Thư Ký Nato, ông Jens Stoltenberg nói rằng cái giá phải trả cho chiến thắng của Nga ở Ukraine đối với NATO, sẽ cao hơn việc trợ giúp cho Kyiv trong một thời gian dài.
“Cái giá mà chúng ta phải trả, nếu ông Putin tiếp tục con đường của ông bằng cách sử dụng lực lượng quân sự chống lại một quốc gia độc lập và dân chủ tại Âu Châu, sẽ cao hơn nhiều so với những gì chúng ta phải trả hôm nay cho Ukraine”, Jens Stoltenberg.
Ông cũng đề cập đến lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ về Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, khi cho biết lẽ đương nhiên là hai nước có những bất đồng, thế nhưng các nước đồng minh hiện hoạt động nhắm đến một giải pháp.
"Điều ấn tượng với NATO là, mặc dù thực tế là chúng ta là 30 quốc gia đồng minh khác nhau từ những quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề, nhưng chúng ta đồng ý về rất nhiều điều cũng như tất cả chúng ta đều không đồng ý về những vấn đề thiết yếu, mà chúng ta sẵn sàng bảo vệ lẫn nhau".
"Vì vậy, tôi tự tin rằng chúng ta cũng đồng ý về Phần Lan và Thụy Điển, nhưng sau đó chúng ta phải làm những gì luôn làm trong NATO, đó là ngồi xuống giải quyết những khác biệt và lo ngại, khi vấn đề được các đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ rõ ràng”, Jens Stoltenberg.
Trong khi đó tại khu vực Kaliningrad của Nga, người dân đang đổ xô mua hàng với số lượng lớn, sau khi Lithiuania ngừng vận chuyển một số hàng hóa bằng đường sắt qua lãnh thổ của mình, như một phần của lệnh trừng phạt của EU đối với Điện Kremlin.
Phó Trưởng khoa Kinh tế Đại học của Nga, ông Andrey Suzdaltsev cho biết, quyết định của Lithuania sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực Kaliningrad.
“Kaliningrad có một số cơ sở quan trọng cho thị trường của Nga, như chế tạo xe hơi hay sản xuất các vật dụng trong nhà và rất nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường Nga".
"Nếu hàng hoá chuyển vận bằng đường biển sẽ tốn kém hơn".
"Dĩ nhiên đây là một vụ tấn công vào nền kinh tế trong vùng”, Andrey Suzdaltsev.
“Do lo sợ bị đánh bại, các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới 14 và 24 thuộc bộ chỉ huy Ukraine, đã di tản tới 30 lính đánh thuê Mỹ và Anh bị thương và chết trong đêm, gần Mykolaiv của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, để tránh lực lượng vũ trang Nga”, Igor Konasshenkov.
Phát ngôn nhân của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov lên án việc ngăn cấm của Lithiuania là hoàn toàn không thể chấp nhận được và cảnh cáo rằng, Moscow hiện có biện pháp trả đũa.
“Trong trường hợp nầy, chúng tôi tin tưởng rằng các hành động cấm vận bất hợp pháp do Liên Âu áp đặt, là tuyệt đối không thể chấp nhận được".
"Không thể thực hiện việc cấm vận, đối với chuyện chuyển vận hàng hoá đi và đến Kaliningrad, việc nầy vi phạm các tài liệu căn bản, như thỏa ước 94 và hơn nữa".
"Vì vậy chúng tôi tin chắc rằng, tình hình nầy rất rõ ràng và mọi biện pháp đã sẵn sàng, sau khi chúng tôi cân nhắc mọi thứ, chúng tôi sẵn sàng thảo luận về một số vấn đề”, Dmitry Peskov.
Việc nầy diễn ra khi Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass loan báo một ngân khoản trợ giúp là 30 tỷ Mỹ kim, trong nỗ lực nhằm ngăn tránh tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu.
“Ngân hàng Thế giới hiện giải quyết một loạt các vấn đề phát triển, đặc biệt ngay bây giờ là lương thực và phân bón".
"Chúng tôi đã công bố hỗ trợ 30 tỷ đô la, trong các lãnh vực liên quan đến lương thực, như một phần trong phản ứng của chúng tôi đối với tình hình khủng hoảng hiện nay”, David Malpass.
Sự kiện nầy diễn ra khi phát ngôn nhân bộ quốc phòng Nga, Thiếu Tướng Igor Konasshenkov cho biết, có đến 500 binh sĩ Ukraine bị giết trong các cuộc không kích vào một xưởng đóng tàu ở Mykolaiv hôm 21 tháng 6.
“Địch quân bị tổn thất đáng kể, vào ngày 21 tháng 6, có tới 500 binh sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới 59 của các lực lượng vũ trang Ukraine, đóng tại các xưởng của nhà máy đóng tàu Mykolaiv Okean, đã bị phá hủy cùng với vũ khí và thiết bị quân sự".
"Đó là kết quả cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao, của lực lượng không quân vũ trụ Nga”, Igor Konasshenkov.
Ông cũng cho biết, Ukraine đã di tản một số binh sĩ ngoại quốc bị thương và thu thập thi hài của những người khác gần Mykolaiv.
“Do lo sợ bị đánh bại, các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới 14 và 24 thuộc bộ chỉ huy Ukraine, đã di tản tới 30 lính đánh thuê Mỹ và Anh bị thương và chết trong đêm, gần Mykolaiv của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, để tránh lực lượng vũ trang Nga”, Igor Konasshenkov.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại