Là vợ của ông Eddie Koiki Mabi, người đã đạt được việc nhìn nhận Thổ quyền lịch sử của người Thổ dân nước Úc vào thập niên 1990, vốn được nhớ đến là nhà tranh đấu tận tâm cho cả Thổ dân và những người thuộc hải đảo phía nam.
Câu chuyện về cuộc đời của bà Bonita sẽ bao gồm tiếng nói của những người đã khuất, vốn là điều mà theo tục lệ của người Thổ dân và dân đảo Torres là không mấy hài lòng.
Nhân vật nổi tiếng tranh đấu về nhân quyền cho người Thổ dân và dân đảo phía nam, là bà Bonita Mabo đã qua đời.
Tiến sĩ Mabo hưởng thọ 76 tuổi, được nhiều người biết đến về công cuộc dấn thân tranh đấu cho vấn đề giáo dục của người Thổ dân, cùng đẩy mạnh quyền lợi của người Thổ dân và dân bán đảo Torres.
Liên Minh Những Người Ở Vùng Biển Phía Nam xác nhận, bà mẹ có 10 đứa con đã lìa trần, trong một thông cáo như sau:
“Thật hết sức đau đớn khi Ủy ban gởi những lời phân ưu đến gia đình Mabo, khi họ mất đi bà mẹ, người chị, người cô hay dì, cùng các con cháu vào ngày đặc biệt nầy. Sự đóng góp của Dì Bonita, vì công lý xã hội và nhân quyền cho những Úc đầu tiên và dân hải đảo phía nam để được nhìn nhận, quả là lớn lao và dũng cảm cùng kiên trì. Là ‘Người Phụ nữ Tanna’ đáng kính, Dì Bonita sẽ được mọi người nhớ mãi, do nước Úc mất đi một trong những bà mẹ vĩ đại trong lịch sử”.
Tiến sĩ Mabo là phu nhân cùa nhà tranh đấu cho Thổ Quyền là ông Eddi Koiki Mabo, người đã dành ra suốt một thập niên để tranh đấu cho việc chính thức nhìn nhận quyền sở hữu của dân tộc ông, đối với đảo Mer trong bán đảo Torres.
Ông qua đời chì vài tháng, trước khi bản án nổi tiếng Mabo của Tòa án tối cao, đã được tuyên phán vào tháng 6 năm 1992.
Phán quyết nầy nhìn nhận, sự hiện diện và chủ quyền đất đai của người Thổ dân và dân bán đảo Torres ở Úc, trước thời đế quốc Anh cai trị vào năm 1788 và dọn đường cho Đạo luật về Thổ Quyền năm 1993.
Bà Bonita Mabo cho đài ABC hồi năm 2013 biết rằng,
bà tin chắc bà có mặt tại đó, để nghe phán quyết và tưởng chừng như linh hồn của người chồng phảng phất đâu đây.
“Tôi rất buồn vì chồng tôi không có mặt ở đó, để nghe thấy những phán quyết được tuyên ra đúng lúc. Thế nhưng trên giường bệnh vào lúc phải chia tay, ông rất hiểu và luôn nói rằng ‘Tôi sẽ thắng trong vụ nầy, tôi chắc chắn sẽ chiến thắng trong vụ tranh đấu nầy”.
Bà Bonita Mabo là một nhà tranh đấu cho chính quyền lợi của bà.
Bà đã dành ra đến 10 năm hoạt động trong Hội đồng Điền địa Trung tâm Queensland, trong thời gian chồng bà tranh đấu cho chính nghĩa và bà cũng là người đồng sáng lập nên trường học cộng đồng đầu tiên của Thổ dân tại Úc, đó là Black Commutity School tức Trường Cộng đồng Da Đen tại Townville.
"Chúng tôi cảm thấy đau xót trong lòng và chúng tôi cần những chuyện như vậy được trình bày công khai”, Bonita Mabo.
Bà làm việc tại đó như một trợ giáo và trông coi các công việc hàng ngày, vào lúc mà vấn đề giáo dục cho trẻ em người Thổ dân và dân bán đảo Torres một cách khác biệt, đã không được chấp nhận.
“Chỉ có một chuyện khác biệt là, họ ấn định học trình in hệt của các trường trung học dành cho trẻ em da trắng, do chúng tôi có các bậc cha mẹ, đến dạy về nghệ thuật và thủ công nghệ bằng tiếng bản địa".
"Quí vị biết, chúng tôi có nền văn hóa riêng biệt và đó là sự khác biệt tại trường".
"Các bậc cha mẹ không quan tâm chuyện đó, mà an hưỡng cùng với con trẻ, thế nhưng nó giống như là một câu chuyện của trẻ em sống xa nhà vậy”, Bonita Mabo.
Sự qua đời của bà Bonito Mabo diễn ra chỉ sau một tuần lễ, khi đại học James Cook trao tặng bà bằng Tiến sĩ Danh Dự, sau 45 năm tranh đấu cho quyền của người Thổ dân.
Tiến sĩ Mabo cũng được trao tặng huy chương cao quí AO của nước Úc vào năm 2013, về các dịch vụ xuất sắc, nhân danh người Thổ dân và dân bán đảo Torres.
Vào lúc đó, bà cho biết rất hãnh diện về sự nhìn nhận của chính phủ Úc.
“Vâng, đó quả là một vinh dự và khiến tôi cảm thấy thật hãnh diện. Đây là một giây phút tuyệt vời, khi họ mở lá thư ra và đọc cho tôi nghe”.
Cùng với việc đứng lên tranh đấu cho người Thổ dân Úc, bà Bonita Mabo cũng chiến đấu cho việc đối xử tốt đẹp hơn, cho những người dân hải đảo phía nam nước Úc.
Chinh bà cũng là một con cháu của những người ở các hải đảo Thái bình Dương, được mang đến Queensland vào thập niên 1800 và đầu thập niên 1900, để làm việc như những nô lệ bị ràng buộc bởi hợp đồng.
Bà cho đài truyền hình Thổ dân NTV hồi năm 2013 biết rằng, bà dấn thân trong sứ mạng cả đời, để họ nhận được sự nhìn nhận xứng đáng.
“Những người chỉ trích cho biết họ quên đi quá khứ, thế nhưng chúng tôi thì không thể nào quên được".
"Chúng tôi phải đến đó và để cho mọi người hiểu được".
"Chúng tôi cảm thấy đau xót trong lòng và chúng tôi cần những chuyện như vậy được trình bày công khai”, Bonita Mabo.
Bà Bonita Mabo đã ra đi êm ả vào sáng thứ hai, giữa vòng tay yêu thương của gia đình và những người thân yêu.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại