Các cộng đồng sắc tộc mâu thuẫn ý kiến về kết quả hôn nhân đồng tính

Empty bottles of champagne sit with rainbow Yes flags in them after the marriage vote result announcement during a picnic held by the Equality Campaign at Prince Alfred Park in Sydney, Wednesday, November 15, 2017.

Empty bottles of champagne sit with rainbow Yes flags in them after the marriage vote result announcement at Prince Alfred Park in Sydney Source: AAP

Những người vận động hôn nhân đồng tính đang ăn mừng cho thời khắc lịch sử vấn đề hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính đã nhận được đa số phiếu thuận trong cuộc khảo sát tự nguyện qua đường bưu điện của chính phủ. Trong khi những người vận động bỏ phiếu “Yes” đang hào hứng về chiến thắng to lớn đạt được sau nhiều thập niên vận động để thay đổi Luật Hôn nhân, thì một số nhóm người khác thận trọng hơn trước kết quả này.


Một gương mặt nổi bật trong chiến dịch vận động Yes, nhà vô địch thế vận hội Olympic Ian Thorpe hy vọng kết quả sẽ giúp thế hệ những người trẻ thuộc cộng đồng LGBTI của Úc (bao gồm những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song giới và chuyển giới) từng gặp nhiều khó khăn về giới tính của mình có một cơ hội tốt hơn- giống như Ian Thorpe đã từng trải qua  nhiều năm trước đây khi công khai mình là một người đồng tính nam.

"Khi tôi còn nhỏ, tôi đã vô cùng khó khăn khi đấu tranh và tìm hiểu khuynh hướng tình dục của mình, việc này chắc chắn sẽ giúp đỡ cho rất nhiều thế hệ người Úc trong tương lai, và tôi muốn hét thật to lên rằng bất kỳ chính trị gia nào ở cả hai đảng, nếu họ muốn chơi trò chính trị xung quanh với vấn đề này nữa, họ sẽ không yên thân đâu.”

Nam Phan and Benjamin Oh đã ở bên nhau suốt 13 năm qua- và có một đứa con gái 7 tháng tên An.

Giờ đây họ đang tiến gần hơn đến việc được phép kết hôn hợp pháp tại Úc.

Ben không cầm được nước mắt khi thông báo được đưa ra, anh ôm hôn người bạn đời và đứa con của mình.            

"Điều này có nghĩa là Úc đã chọn để trở thành một xã hội nhân ái và bao dung hơn. Tôi sẽ chọn tình yêu, bất chấp nỗi sợ hãi và lòng hận thù. Toàn bộ tiến trình vận động và bỏ phiếu này thực hiện là vì một số người không muốn sự bình đẳng hôn nhân. Trên tất cả, chúng ta đã chống lại suy nghĩ độc đoán đó. Đây là thời điểm suy nghĩ và hàn gắn vết thương. Thời điểm để nói rằng "Úc là một đất nước tử tế", không còn phân biệt đối xử nữa”.

 Giám đốc điều hành của Qantas, Alan Joyce là một trong những nhà lãnh đạo tích cực vận động cho việc bỏ phiếu Yes.

"Đây là một cơ hội thật tuyệt vời, hôm nay tôi cảm thấy rất tự hào khi là một người Úc. Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy rằng những người Úc thực sự đại diện cho sự công bằng. Họ thực sự gửi đi thông điệp của tình yêu và sự bền vững. Họ thực sự gửi đến các chính trị gia thông điệp rằng “đáng lẽ chính phủ nên quyết định việc này, giờ thì người dân đã làm hộ rồi đó”.

Đức Tổng Giám mục New South Wales, Glenn Davies, chấp nhận rằng các chính trị gia cần phải tôn trọng quan điểm đa số, nhưng họ cũng phải lưu tâm đến thực tế rằng hơn một trong ba người Úc đã bỏ phiếu chống.

"Chúng tôi chấp nhận thực tế là quốc hội nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính như ý nguyện của đa số người dân Úc. Hơn một phần ba người Úc không đồng ý việc kết hôn cùng giới tính. Bất kể quốc hội làm gì thì cần phải chăm sóc cho tất cả người dân Úc, không chỉ 61,6%  dân số bỏ phiếu theo một hướng. Con số này ít hơn hai phần ba dân số Úc, do đó chúng ta cần phải bảo vệ những điều mà tôi đã nhấn mạnh trong nhiều tháng qua: tự do ngôn luận, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. "

Lyle Shelton, thuộc tổ chức Thiên chúa giáo Úc The Australian Christian Lobby nói với các phóng viên rằng ông chấp nhận ý nguyện của người dân Úc.

"Chúng ta  đang nói đến tự do ngôn luận, có rất nhiều người đã hoạt động trong chiến dịch chống hôn nhân đồng tính này, họ sẽ  tiếp tục thuyết phục người Úc về quan điểm của họ trong thời gian tới. Không cần phải mất nhiều năm hay nhiều thập niên, nhưng tôi nghĩ rằng hàng triệu người Úc vẫn tin rằng hôn nhân dích thực phải giữa một người đàn ông và một  người phụ nữ.  Đó là một suy nghĩ đúng đắn và chúng tôi sẽ nỗ lực trong tương lai để thuyết phục người Úc về chuyện này.

Peter Doukas thuộc Hội đồng Các Dân tộc của Úc nói rằng đối với nhiều cộng đồng đa văn hóa, vẫn có một sự lo ngại xung quanh cuộc tranh luận.

Ông nói rằng tổ chức của ông đang nỗ lực làm việc để giải quyết tình trạng hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng xấu đến cộng đồng sắc tộc và tự do tôn giáo.

"Tôi nghĩ rằng một phần của việc này là chủ nghĩa bảo thủ cố hữu đã tồn tại trong một số cộng đồng sắc tộc từ lâu, nhưng tôi tin rằng sự xung đột  cũng liên quan đến thế hệ, đến việc truyền thông như thế nào. Bản thân những người nhập cư thường có thái độ bảo thủ - nhưng con cái của họ sẽ hội nhập vào cộng đồng một cách thường xuyên hơn. Tôi nghĩ để giải quyết xung đột phụ thuộc vào cách thảo luận với các cộng đồng sắc tộc”.

Cuộc tranh luận về luật hôn nhân đồng tính sẽ được bắt đầu vào hôm nay thứ Năm 16/11. Tổng trưởng tư pháp George Brandis hy vọng Thượng viện sẽ giải quyết  việc này vào ngày 30 tháng 11.



Share