Năm 2024 được xác nhận là năm nóng nhất trong lịch sử

People silhouetted against a burning hot sun.

File photo dated 11/08/22 of a crowd of people watching the setting sun from a hill in Ealing, west London. This year is "virtually certain" to be the world's hottest on record, with temperatures more than 1.5C above pre-industrial times for the first time. The latest data from the EU's Copernicus Climate Change Service (C3S) shows that global temperatures from January to October were 0.71C more than the average from 1991-2020, the highest on record for the period, and 0.16C higher than the same period for 2023 - the world's hottest year to date. Issue date: Thursday November 7, 2024.. See PA story ENVIRONMENT Climate. Photo credit should read: Victoria Jones/PA Wire Source: AAP, AP / Victoria Jones

Tổ chức Khí tượng Thế giới và NASA đã xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất được ghi nhận, với nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu do khí nhà kính gây ra. Còn Nha Khí tượng Úc, cho biết đây là năm nóng thứ hai được ghi nhận tại Úc sau năm 2019. Thủ tướng Anthony Albanese cho biết, người dân và các tổ chức cần phải chuẩn bị cho các sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn và thiên tai do khủng hoảng khí hậu.


Các nhà khoa học về khí hậu đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, sau khi dữ liệu mới xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử, với nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu do khí nhà kính.

Sáu cơ quan khí hậu bao gồm Tổ chức Khí tượng Thế giới W-M-O và NASA đã công bố dữ liệu nhiệt độ năm 2024 của họ, cho thấy năm này đã phá vỡ các kỷ lục toàn cầu và lần đầu tiên, nhiệt độ vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã cam kết theo Thỏa thuận Paris năm 2015, sẽ cố gắng ngăn chặn nhiệt độ vượt quá mục tiêu đó, bằng cách hành động khẩn cấp về biến đổi khí hậu.
Cố vấn Khí hậu Cao cấp của NASA là Tiến sĩ Katherine Calvin cho biết, những thay đổi này đối với khí hậu đang gây ra tác động nghiêm trọng đến con người và hệ sinh thái trên toàn thế giới.

"Năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, nhiệt độ cao hơn khoảng 2,3°F so với nhiệt độ trung bình từ năm 1951 đến 1980 và tính chung lại, 10 năm qua là năm nóng nhất kể, từ khi bắt đầu việc ghi chép hiện đại".

"Chúng ta không chỉ thấy những thay đổi về nhiệt độ trung bình toàn cầu, mà còn thấy những tác động đến con người và hệ sinh thái trên toàn thế giới".

"Vì vậy ở các vùng ven biển, mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến bão và lũ lụt ven biển".

"Chúng ta đang chứng kiến những sự kiện nắng nóng cực độ trên khắp cả nước, cũng như những thay đổi trong chu trình nước, nghĩa là có nhiều sự kiện mưa lớn hơn, trong khi ở một số vùng có nhiều hạn hán hơn".

"Vì vậy những tác động mà chúng ta đang trải qua hiện nay, chúng ta hiểu rằng chúng sẽ tiếp tục gia tăng với sự nóng lên trong tương lai, những tác động cụ thể mà bạn cảm thấy phụ thuộc vào nơi bạn sống”, Katherine Calvin.

Được biết việc công bố các báo cáo nhiệt độ hàng năm diễn ra trong bối cảnh các vụ cháy rừng tàn phá Nam California, phá hủy nhiều vùng của Los Angeles và giết chết 16 người.

Các vụ cháy xảy ra trong bối cảnh hạn hán, chỉ có 0,03 inch mưa rơi vào khu vực này trong 3 tháng cuối năm 2024, cho phép tích tụ thảm thực vật và nhiên liệu cháy.

Phó Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới là Ko Barrett cho biết, biến đổi khí hậu đã góp phần tạo ra các điều kiện cho các vụ cháy nghiêm trọng hơn như thế này.

"Rõ ràng là như Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ đã nói, biến đổi khí hậu bao gồm nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài và bầu khí quyển khô cằn, là động lực chính dẫn đến nguy cơ và mức độ cháy rừng gia tăng".

"Vì vậy tôi nghĩ rõ ràng là nhiều cơ quan khoa học đang chỉ ra mối liên hệ, giữa các loại sự kiện này và biến đổi khí hậu”,Ko Barrett .

Thế nhưng ông Donald Trump và các đồng minh Cộng hòa của ông đã phủ nhận rằng, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra các vụ cháy, thay vào đó đổ lỗi cho các chính sách của Đảng Dân chủ.
Tiến sĩ Michael Mann là một nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Pennsylvania nói với Kênh 4 rằng, các chính trị gia không thể bỏ qua thiệt hại, mà các chính sách thúc đẩy khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch, đang gây ra cho khí hậu.

"Tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, nếu chúng ta không ngăn chặn vấn đề ngay từ gốc rễ, đó là sự nóng lên của hành tinh và động lực thúc đẩy là việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các chính sách như chính quyền Trump sắp tới ủng hộ, việc phá bỏ mọi hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hoa Kỳ và tăng gấp đôi hoạt động khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch”, Michael Mann.

Ngoài ra các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, thế giới đang bước vào những lãnh vực chưa được khám phá, khi nhiệt độ tăng vượt quá mục tiêu dài hạn là 1,5 độ C, được nêu trong hiệp định khí hậu Paris năm 2015.

Ông Bob Ward là giám đốc chính sách tại Viện Grantham, về Biến đổi Khí hậu và Môi trường thuộc Trường Kinh tế London cho biết, nếu không được giải quyết, biến đổi khí hậu có thể trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại.

"Một độ rưỡi nghe có vẻ không đáng kể so với sự biến động nhiệt độ hàng ngày, nhưng đây là nhiệt độ trung bình toàn cầu".

"Nền văn minh nhân loại đã phát triển trong 10 ngàn năm qua kể từ Kỷ Băng hà cuối cùng, trong thời gian đó nhiệt độ thực sự chỉ dao động khoảng một độ rưỡi, quanh mức tiền công nghiệp".

"Vì vậy chúng ta đang ở ranh giới của khí hậu đã tồn tại, trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại".

"Không có một người nghiêm túc nào còn sống, mà không lo lắng về điều đó”, Bob Ward .

Và tại Úc, Nha Khí tượng đã báo cáo năm 2024 là năm nóng thứ hai, kể từ khi bắt đầu ghi chép vào năm 1910.

Năm này đứng thứ hai sau năm 2019, năm mà đỉnh điểm là các vụ cháy rừng Mùa Hè Đen tàn khốc.

Sau một loạt các mùa hè La Nina mát mẻ, đợt nắng nóng gần đây đã khiến Úc một lần nữa phải hứng chịu các vụ cháy rừng, với một đám cháy lớn ở vùng Grampians của Victoria, đã thiêu rụi hơn 76 ngàn ha công viên quốc gia và đất nông nghiệp trong kỳ nghỉ lễ.
Thủ tướng Anthony Albanese cảnh báo rằng, mọi người và các tổ chức cần phải chuẩn bị cho nhiều sự kiện thời tiết cực đoan như thế này, sắp xảy ra do biến đổi khí hậu.

"Biến đổi khí hậu là có thật, điều đó không có nghĩa là mọi sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra, đều là do biến đổi khí hậu".

"Điều đó có nghĩa là khoa học cho chúng ta biế,t sẽ có nhiều sự kiện thời tiết cực đoan hơn và chúng sẽ dữ dội hơn, đó là những gì chúng ta đang thấy diễn ra trong những năm gần đây, không phải những năm mà là những thập niên".

"Chúng ta đang chứng kiến những năm nóng nhất trong lịch sử, qua từng năm và chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều sự kiện thời tiết cực đoan hơn”, Anthony Albanese.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share