Trong khi cuộc bầu cử tại Đức sắp sửa ló dạng, có những tình cảm về mọi chuyện mới bắt đầu phù hợp với tâm trạng của người dân Đức tiến vào một kỷ nguyên mới, thời gian sau khi bà Angela Merkel không còn ở ghế Thủ Tướng.
Đề cập đến chính sách ngoại giao về một vai trò nổi bật hơn, nhiều cử tri cho biết ‘Không, xin cảm ơn’.
Tiến sĩ Liana Fix là giám đốc chương trình của Diễn đàn Chính sách Ngoại giao tại Viện Kober ở Berlin cho biết.
“Chúng tôi hỏi liệu vị thế của Đức trên trường quốc tế sẽ bị giảm bớt hay không sau khi bà Merkel không còn trong chính trường, thì đây không phải là điều mà người dân Đức quan tâm cho lắm”, Liana Fix.
Được biết viện Kober thường xuyên thăm dò công luận Đức.
“Nếu chuyện đó liên quan đến viện trợ phát triển, thì sẽ có thêm nhiều người sẵn lòng đóng góp, thế nhưng nếu đó thực sự chỉ là chuyện dính líu trong các cuộc khủng hoảng, vốn có thể dẫn đến việc can thiệp bằng quân đội, thì có nhiều người do dự”, Liana Fix.
Mọi người cảm thấy thời quá khứ Phát xít của đất nước, đã khiến họ quan ngại về việc quân đội được trang bị vũ khí và hoạt động ở nước ngoài và lo sợ các chính trị gia của họ có thể bị coi là độc đoán.
Những người này ở Frankfurt thích thấy Đức làm việc với các quốc gia khác, ví dụ như trong NATO hoặc Liên minh châu Âu.
“Tôi nghĩ chuyện nước Đức đi đầu là việc không tốt”.
“Hãy nhìn vào nước Mỹ, Hoa Kỳ đi đầu và trên hết, còn đối với chúng ta người Đức thì tôi nghĩ, chúng ta nên hành động từ hậu trường một chút”.
“Bố mẹ tôi sinh ra ngay sau Thế Chiến 2, vì vậy họ lo sợ chiến tranh và chuyện nầy được học ở trường, dẫn đến việc tạo nên đường lối suy nghĩ về tương lai nước Đức”.
Thế nhưng vị thế của Đức ở nước ngoài đã phát triển trong những năm gần đây, vượt ra khỏi vùng an toàn hàng ghế sau bởi những thay đổi lớn về địa chính trị, đồng euro và khủng hoảng người di cư, Brexit, Donald Trump vào Nhà Trắng vân vân
Ông Mark Leonard là giám đốc của Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại.
“Thế giới yên ổn mà nước Đức an hưởng trong những thập niên vừa qua, vốn cho thấy không cần hiện diện trong vai trò lãnh đạo và chuyện nầy ngày càng biến mất".
"Mọi người rất kinh ngạc trước Donald Trump và cái cách mà ông ấy đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại các công ty Đức, hạ bệ nước Đức và có hy vọng rằng khi Biden trở thành Tổng Thống, Mỹ sẽ là một đối tác dễ dàng hơn, nhưng lại không được thoải mái như vậy”, Mark Leonard.
"Còn nếu quí vị tụt hậu ở đàng sau và nói rằng ‘Được rồi, đó không phải công việc của tôi hay không phải trách nhiệm của tôi’, thì quí vị chẳng thể nào yên ổn được”, Abdul Rafi.
Trong khi đó, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương là một chủ đề lớn ở Liên Âu hiện nay.
Pháp dẫn đầu lời kêu gọi, giành quyền tự chủ chiến lược nhiều hơn từ Washington.
Còn Đức lắng nghe thế nhưng vẫn hạn chế, sau khi có sự gắn kết quốc tế nhiều hơn.
Sự giàu có của Đức và vị thế có ảnh hưởng của nước này ở châu Âu, cũng có nghĩa là ngày càng có nhiều kỳ vọng quốc tế vào Berlin.
Nhà hoạt động nhân quyền Abdul Rafi gần đây đã đến Frankfurt, trong chuyến bay di tản đầu tiên của người Đức ra khỏi Kabul.
“Yêu cầu của tôi là tân Thủ Tướng sẽ đi theo con đường của người tiền nhiệm, bởi vì bà đã mở rộng vòng tay đón người tỵ nạn".
"Điều nầy tốt cho chính nước Đức nếu có thêm các hành động, hoặc trên căn bản nhân đạo hay các cuộc hành quân quân sự cùng những việc khác".
"Đối với những quốc gia như Đức và các cường quốc, tôi muốn nói là nếu họ kiểm soát được khủng bố, thí dụ như Taliban chẳng hạn đối với IS, thì mọi người sẽ được yên ổn".
"Còn nếu quí vị tụt hậu ở đàng sau và nói rằng ‘Được rồi, đó không phải công việc của tôi hay không phải trách nhiệm của tôi’, thì quí vị chẳng thể nào yên ổn được”, Abdul Rafi.
Dù muốn hay không, vị tân Thủ Tướng sắp tới của Đức sẽ cảm thấy trách nhiệm quốc tế ngày càng đè nặng trên đôi vai.
Được biết cuộc bầu cử tại Đức thường bị xem là rất thấp, thế nhưng hậu quả của cuộc bỏ phiếu này sẽ vang xa khỏi biên giới nước Đức.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại