Người Úc chán nản, kêu gào nới lỏng các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội

A sign on the window of the virus-hit Albert Road Clinic in Melbourne

A sign on the window of the virus-hit Albert Road Clinic in Melbourne Source: AAP

Khi tỷ lệ nhiễm COVID-19 tiếp tục giảm ở Úc, sự nhẫn nại của người dân đối với các hạn chế giãn cách xã hội của chính phủ nhằm chống lại coronavirus đang bắt đầu mất đi. Họ kêu gọi hãy chấm dứt việc giãn cách xã hội để nền kinh tế được khôi phục trở lại.


Việc không có dấu hiệu gì cho biết khi nào hạn chế giao tiếp xã hội mới kết thúc khiến sự kiên nhẫn bắt đầu trở nên mỏng manh đối với những người như Peter ở Melbourne.

“Tình hình dịch bệnh đã ở dưới mức nghiêm trọng rồi, và nó cũng đã duy trì được hơn một tuần. Hãy chấm dứt việc giãn cách xã hội và để nền kinh tế này được khôi phục trở lại”.

Đã có những hoạt động trái với luật giãn cách xã hội xảy ra tại các bãi biển phía Đông Sydney vào cuối tuần qua, khi cảnh sát vẫn đang cố gắng duy trì các biện pháp hạn chế tiếp xúc để đề phòng dịch bệnh.

“Tôi muốn đi bơi và bãi biển thì quá rộng rãi. Người dân trao quyền hành cho cảnh sát và bây giờ thì cảnh sát đang lấy đi quyền tự do của chúng tôi”.

Một số tiểu bang đã giảm dần một số hạn chế trong tuần này, các chuyên gia đang cảnh báo rằng chính sách siết chặt quá mức có thể dẫn đến nổi loạn.

Bác sĩ khoa truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Peter Collignon nói rằng các hạn chế phải được nới lỏng để bảo đảm người dân có thể chấp hành trong thời gian lâu dài.

“Chúng ta sẽ gặp vấn đề lớn nếu khiến mọi người quá mệt mỏi. Những hạn chế này có thể sẽ phải kéo dài ít nhất cho đến tháng 9, tháng 10 và thậm chí có thể là một vài năm”.

Kể từ tháng 3, cảnh sát ở hầu hết các tiểu bang đã có thể đưa ra án phạt tại chỗ nếu người dân vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội, bao gồm các chuyến đi chơi không cần thiết và các cuộc tụ họp.
Giây phút chúng ta nới lỏng giãn cách xã hội là lúc chúng ta đang cho con virus này cơ hội để bật lại, sẽ không mất nhiều thời gian để chúng ta lại rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nhưng sau khi dịch bệnh có phần giảm đi, mọi người tỏ ra mất kiên nhẫn đối với việc giãn cách xã hội.

“Tôi sống một mình nên khá cô đơn. Việc phải ở nhà và hạn chế ra đường khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy nhìn vào Anh quốc, đất nước có đến 4-5 nghìn người nhiễm bệnh mỗi ngày, Hoa Kỳ có 3 nghìn người nhiễm bệnh mỗi ngày, chúng ta không có ai chết cả”.

Giáo sư Collignon cho biết việc hạn chế xã hội nên được duy trì để phòng ngừa làn sóng dịch bệnh thứ 2 xuất hiện sau dịch COVID-19 là cúm mùa sẽ xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.

“Chúng tôi hiểu phải làm gì để ngăn chặn dịch bệnh lây truyền, giảm tụ tập đám đông, cách ly, xét nghiệm đại trà, rửa tay và giãn cách xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả chúng ta phải bị nhốt trong nhà”.

Hiệp hội Y khoa Úc không đồng ý với việc này

Chủ tịch Tony Bartone nói rằng bất kỳ biện pháp nới lỏng nào cũng phải chậm rãi và được đo lường để chắc chắn virus không còn nữa.

“Giây phút chúng ta nới lỏng giãn cách xã hội là lúc chúng ta đang cho con virus này cơ hội để bật lại. Tại thời điểm này, chủng virus này thể hiện rất nhiều nguy cơ tiềm tàng, sẽ không khó để chúng có thể lật ngược tình thế và phát triển mạnh thêm”.

Ông nói rằng Úc thành công trong việc ngăn chặn virus là nhờ những hạn chế về khoảng cách xã hội được thực hiện sớm và rộng rãi, một làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể được kích hoạt bởi chủng loại virus mới.

“Trước khi bạn biết bạn bị nhiễm Covid-19, bạn đã tiếp xúc với bao nhiêu người? Đó là lý do tại sao nếu chúng ta khước từ các biện pháp đang áp dụng, sẽ không mất nhiều thời gian để chúng ta lại rơi vào tình trạng nguy hiểm”.

Nội các Quốc hội sẽ họp vào giữa tháng 5 để xem xét những hạn chế nào có thể được nới lỏng.

Share