Nhiệt độ tăng cao tác động nặng nề đến sức khỏe

Climate Global Extremes

A homeless person in Los Angeles lies on the sidewalk while holding a water bottle (AAP) Source: AP / Damian Dovarganes/AP

Trong khi phần lớn nước Úc đang trải qua mùa đông lạnh giá, thế giới đã ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục trong 3 ngày liên tiếp. Nhiệt độ rất cao đang trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe đối với người dân trên toàn cầu, với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề chính của Tổ chức Y tế Thế giới.


Các nhà khoa học của Đại học Maine tại dự án Máy phân tích khí hậu cho biết, trái đất đã trải qua ba ngày nóng nhất được ghi nhận không chính thức trong hồ sơ lưu trữ của con người gần đây.

Sau khi các nhà khoa học thảo luận về cột mốc ấn tượng, hôm thứ Ba nóng hơn 0.17 độ C, đây là một bước nhảy nhiệt độ lớn xét về mức trung bình và kỷ lục toàn cầu.

Paul Davies là nhà khí tượng học hàng đầu của Văn phòng Khí tượng Met của Vương quốc Anh.

"Trong bầu khí quyển và các kiểu thời tiết toàn cầu, chúng ta thấy sự biến đổi tự nhiên. Vì vậy, có một hiện tượng tự nhiên luôn xảy ra hàng năm. Điều khác biệt là trạng thái nền của khí hậu ấm lên đã thúc đẩy mạnh mẽ cho sự biến đổi tự nhiên đó."

Kỷ lục sơ bộ và không chính thức được đưa ra sau nhiều tháng thống kê khí tượng và khí hậu bất thường trong năm, chẳng hạn như độ nóng kỷ lục ngoài biểu đồ ở Bắc Đại Tây Dương, băng biển thấp kỷ lục ở Nam Cực và hiện tượng El Nino mạnh lên nhanh chóng.

Hồ sơ toàn cầu này không được sử dụng thường xuyên bởi các tổ chức đo lường khí hậu tiêu chuẩn vàng như Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia.

Nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang vươn tới ngưỡng mới.

Chris Brierley, Giáo sư Khoa học Khí hậu tại Đại học College London, cho biết thế giới đang trở nên nóng hơn và cảnh báo rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra có nghĩa là tình trạng nóng bất thường như vậy sẽ trở nên thường xuyên hơn trong vài thập niên tới.

“Đây là thứ mà chúng ta đang thấy nhiều hơn. Nó không chỉ là những kỷ lục bị phá vỡ, mà khi chúng ta bước vào một thế giới ấm hơn, sẽ có nhiều kỷ lục bị phá vỡ hơn, và kỷ lục bị phá vỡ ở mức độ ngày càng tăng cũng là điều đáng lo ngại."
Vương quốc Anh đã trải qua tháng 6 nóng nhất kể từ khi các hồ sơ bắt đầu được ghi nhận, hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt bao trùm các vùng của Tây Ban Nha và các đợt nắng nóng ở Ấn Độ và Hoa Kỳ dẫn đến nhiệt độ cao đến mức nguy hiểm.
Tổ chức Y tế Thế giới đang họp tại Hungary để thảo luận về những thách thức sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu.

Các bộ trưởng y tế và môi trường từ khu vực châu Âu của WHO đang thảo luận về các nguy cơ cho sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học.

Tiến sĩ Hans Henri P. Kluge, Giám đốc Khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết biến đổi khí hậu đã và đang gây tổn hại cho các dịch vụ y tế của Châu Âu.

"Tôi luôn nói rằng khủng hoảng khí hậu là một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Nó đang đẩy lùi hoặc có thể cản trở 50 năm tiến bộ về sức khỏe cộng đồng. Tôi xin đưa ra một ví dụ: hai ngày trước, thế giới đã ghi nhận nhiệt độ nóng nhất chưa từng có, 17.01 độ C ở mức trung bình toàn cầu. Ở khu vực của chúng tôi năm ngoái đã chứng kiến mùa hè nóng nhất liên quan đến cái chết của 20.000 người."

Tiến sĩ Kluge nói rằng châu Âu đang tìm cách hành động.

“Biến đổi khí hậu chắc chắn là một vấn đề toàn cầu, nhưng khu vực châu Âu luôn dẫn đầu. Trên thực tế, đây là khu vực duy nhất có quy trình môi trường và sức khỏe được thiết lập tốt kể từ năm 1989. Và Tuyên bố Budapest, mà chúng ta hy vọng sẽ thông qua vào ngày mai, nên thực sự cam kết rằng các chính phủ, xã hội dân sự, các cá nhân sẽ thực hiện một số hành động cụ thể.”

Tuyên bố Budapest được coi là mục tiêu chính của cuộc họp WHO này.

Brigit Staatsen, chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm Sức khỏe và Môi trường Châu Âu, cho biết tuyên bố này sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng bộ ba.

“Như đã nói, chúng ta không di chuyển đủ nhanh. Chúng ta đã có COVID, chúng ta đang thụt lùi và phải cố gắng bước lên. Vì vậy, trong tuyên bố mới, chúng ta sẽ thực sự tập trung vào cuộc khủng hoảng kép này: chúng ta có biến đổi khí hậu, chúng ta bị mất đa dạng sinh học và chúng ta vẫn còn ô nhiễm môi trường hoặc thậm chí các vấn đề ô nhiễm môi trường mới. Đó là ba chủ đề của tuyên bố. Và chúng ta thực sự cần phải tăng tốc hành động.”

Tuy Úc vẫn đang ở giữa một mùa đông khá ôn hòa, nhưng vẫn có những dấu hiệu cảnh báo về hạn hán nghiêm trọng khi cả nước chuẩn bị đối mặt với một mùa cháy rừng tiềm tàng.
Nha Khí tượng Úc cho biết có 70% khả năng xảy ra El Nino trong những tháng tới.
Karl Braganza, Giám đốc Dịch vụ Khí hậu Quốc gia tại Nha Khí tượng, giải thích người dân ở Úc có thể bị ảnh hưởng như thế nào.

"Thông thường, chúng tôi nhận thấy sự nóng lên rất nhiều ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương, đó không phải là kiểu điển hình. Xu hướng này sẽ kéo lượng mưa ra khỏi khu vực Úc, khiến mưa ít hơn mức trung bình và hạn hán khá thường xuyên trong thời kỳ El Nino vào mùa xuân và mùa hè ở Úc. Ba năm trước, chúng ta đối mặt với sự kiện El Nino hoặc La Nina ở Thái Bình Dương nhưng lượng mưa khá lớn ở Úc. Còn giờ đây chúng ta sắp chứng kiến một mùa hè có lượng mưa dưới mức trung bình và có thể xảy ra các đợt nắng nóng và cháy rừng."

Hiện vẫn chưa rõ điều đó sẽ gây ra áp lực gì đối với các dịch vụ y tế của Úc.

Share