Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Hong Kong diễn ra trên các thành phố ở Úc

Một biểu ngữ nhìn thấy tại cuộc biểu tình ủng hộ Hong Kong ở Sydney 18/8/2019

Một biểu ngữ nhìn thấy tại cuộc biểu tình ủng hộ Hong Kong ở Sydney 18/8/2019 Source: SBS

Trong hai ngày cuối tuần vừa ra đồng loạt tại các thành phố lớn ở Úc đã diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ Hong Kong. Đã có một số sự xung đột giữa những sinh viên Hong Kong va sinh viên Trung Quốc. Những người ủng hộ Trung Quốc đã miệt thị và hành hung người ủng hộ Hong Kong. Các chính khách Úc ngay lập tức cho biết sẽ có quy định mới vào cuối tháng này áp dụng tại các trường đại học nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của sinh viên ở đại học Úc bât kể họ có phải là công dân Úc hay không.


Có khoảng 500 người biểu tình ở Sydney với rât nhiều những biểu ngữ ủng hộ tư dọ dân chủ và kêu gọi chấm dứt những hành động đàn áp thô bạo của cảnh sát Hong Kong.

Nnhiều người tham dự biểu tình mặc ào đen đeo khẩu trang, một số mang dù vàng và một số đội nón màu bảo hộ màu vàng như một cách những người biểu tình ở Hong Kong đang làm. Họ đeo khẩu trang cũng là một cách để bảo vệ mình khỏi bị chính quyền Bắc Kinh nhận diện gây khó dễ phiền phức. 

Một người trẻ tại cuộc biểu tình ở Sydney cho biết anh vừa từ Hong Kong trở về và anh sinh năm 1997, và những những người trẻ ở Hong Kong biểu tình vì họ không nhìn thấy tương lai của họ ở Hong Kong. 

"Hong Kong bây giờ không như Hong Kong trước đây. Người trẻ Hong Kong hiện nay không nhìn thấy tương lai của mình ở Hong Kong.  Chính quyền Đại Lục ngày càng can thiệp vào đời sống của người Hong Kong. Chúng tôi buộc phải học nói tiếng Quan Thoại mà bỏ đi tiếng Quảng Đông là tiếng nói của người Hong Kong chúng tôi. Nếu tiếng nói không còn mai sau con cháu chúng tôi lớn lên chúng còn biết gì về Hong Kong và cha ông chúng ngay trên mảnh đât của mình sinh ra. Bắc Kinh đe doạ bằng cách gửi quân đội tới nhưng chúng tôi không sợ hãi. Đó là lý do chúng tôi xuống đường biểu tình. Chính quyền Bắc Kinh gọi chúng tôi là những kẻ riots nổi loạn nhưng chúng tôi đang lên tiếng vì chính tương lai của mình ở Hong Kong."
Những cuộc biểu tình ở Hong Kong đã chuyển sang tuần thứ 11 và trở thành một trong những khủng hoảng chính trị lớn nhất kể thừ khi lãnh thổ này được Anh trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. 

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông ban đầu là phản đối dự luật dẫn độ cho phép chính quyền đại lục đưa những nghi phạm ở Hong sang đại lúc xét xử. Dự Luật này nay đã bị đình chỉ. Và trọng tâm của các cuộc biểu tình bây giờ là chuyển sang mối quan tâm về tự do dân chủ và sự can thiệp từ Trung Quốc. 

Một phụ nữ đến từ Trung Quốc đại lục đã sống ở Úc 20 năm, đã đến Sydney để ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông.

"Tôi thực sự không muốn chính phủ Trung Quốc làm điều tương tự như họ đã làm ở Quảng trường Thiên An Môn một lần nữa. Tất cả những người biểu tình ở Hồng Kông họ không bạo lực vì vậy chúng ta nên ủng hộ họ."
Tại cuộc biểu tình ở Sydney của những ủng hộ dân chủ cho Hong Kong, có mặt của Cộng đồng người Việt tự do NSW.   

Chị Phuong Trần một người tham dự cho biết chị ủng hộ Hong Kong vì họ xứng đáng được tự do và việc chị tham dự cũng muốn gởi một thông điệp tới cho chính phủ Việt Nam:

"Tôi muốn gởi một thông điệp tới chính quyền Việt Nam rằng hãy nhìn người Hong Kong. Họ cũng là người Hoa mà họ còn muốn thoát Trung vậy tại sao chính quyền Việt Nam vẫn đeo đuổi phương châm 4 tốt 16 chữ vàng để Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ điển hình gần đây nhât là vấn đề bãi Tư Chính.

Ông Momat Bubul từ cộng đồng người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ nói người Duy Ngô Nhĩ hiểu rât rõ sự tàn bạo của đảng cộng sản Trung Quốc vì vậy ông không  muốn người Hong Kong phải bị số phận như dân tộc ông một khi vào tay chính quyền Đại Lục 

"Thông điệp mà chúng tôi đưa đến hôm nay dừng bao giờ tin vào chính quyền cộng sản Băc Kinh hãy nhìn người Duy Ngô Nhĩ chúng tôi. Trước năm 1884 chúng tôi là một quốc gia độc lập có tên làTurkestan ngày 18 tháng 11 năm 1884, chúng tôi bị xâm lược và bị đổi tên thành "Tân Cương", nghĩa là "cương vực mới", và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Hyã nhìn người Duy Ngô Nhĩ chúng tôi ngày nay, thủ đô không còn, tiếng nói bị mât quôc gia bị xóa sổ. hãy nhìn chúng tôi mà hình dung tương lai của Hong Kong nếu bị chính quyền Trung Ương Bắc Kinh cai trị.   Những cuộc biểu tình đòi độc lập của Hong Kong hôm nay cho chúng tôi hy vọng về một tương lai tươi sáng nếu Hong Kong độc lập thì những quốc gia bị Trung Quốc cai trị có cơ hội tìm thấy lại Tổ quốc của mình."

Cô học sinh lớp 10 thủ lãnh phong trào Students Strike for Climate phát biểu tại cuộc biểu tình nói cũng như các cuộc xuống đường của học sinh vì Khí hậu, những cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong đều do sinh viên khởi xuống và đã thu hút một lượng lớn đông đảo người tha dự và ủng họ. 

Sự khác nhai giữa hai nơi là ở Úc cũng như những quốc gia dân chủ, những tiếng nói ôn hòa được tôn trọng và ủng hộ còn ở Hong Kong các sinh viên đã bị chính quyền dùng bạo lực đàn áp.

"Là một lãnh động phong trào sinh viên học sinh chúng tôi tổ chức những cuộc xuống đường biểu thị tiếng nói và nguyện vọng của mình về những vấn đề mà chúng tôi quan tâm một cách dễ dàng. Và vì vậy chúng ta cũng dễ dàng coi sự tự do biểu đạt tự do ngôn luận là một cái quyền hiển nhiên. Nhưng ở Hogn Kong thì những người trẻ chỉ bằng tuổi như tôi thôi họ phải hy sinh phải đưa mình ra hứng chịu hơi cay đánh đập của cảnh sát. Tôi không thể tưởng tượng là có những đứa trẻ con đã phải chịu những sự chà đạp về tự do như vậy ngay trên mãnh đất của mình. Và chính vì vậy tôi ngưỡng mộ những bản trẻ Hong Kong. Tôi lên tiếng vì họ và đứng bên cạnh họ."

Michael Thomson từ Nghiệp Đoàn Giáo Dục Đại Học Úc nói Nghiệp đoàn giáo Dục lên án việc chính quyền Hong Kong bắt giam những sinh viên và trí thức Hong Kong trong các cuộc biểu tình vừa qua ở Hong Kong

"Chúng tôi là Nghiệp đoàn Giáo dục Đại học ở Úc đặc biệt quan tâm đến các nhân viên giảng viên và sinh viên đại học ở Hong Kong những người trí thức này đang bị nhà cầm quyền Hong Kong bắt bỏ tù. Tôi muốn nhắc lại điều luật cơ bản của Hong Kong cho phép người dân tụ tập biểu tình và phát biểu ý kiến, vậy tôi muốn hỏi tại sao những người biểu tình kia bị bắt vì lý do gì? Chúng tôi có mặt ở đây để nói rằng  Nghiệp đoàn giáo dục Đại học Úc ủng hộ các sinh viên Hong Kong trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của họ,"

Sydney trong hai ngày liền Thứ bảy Chủ nhật đều có những cuộc xuống đường biểu tình.

Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật tại Belmore Park không có sự hiện diện của những người ủng hộ Bắc Kinh nên không khí biểu tình rất ôn hòa và cảnh sát cũng không cần nhiều xuât hiện để bảo đảm trật tự.

Trong số những người tham dự, ngoài những tiếngnói ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ ở Hong Kong còn có những người tham dự để lên tiếng bày tỏ sự lo ngại của họ về sự bành trướng quyền lực mềm của Trung Quốc ra quốc tế.

Một người biểu tình có mặt ở cuộc xuống đường ủng hộ dân chủ cho Hong Kong cho biết những gì mà anh lo lắng phản ánh những mối quan tâm của những người có mặt ở Belmore Park hôm nay ở Sydney. 

"Tôi phản đối những hành động bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông xảy ra trong hai tháng qua và sự bạo lực đang tiếp tục leo thang ở lãnh thổ của quê hương tôi. Tôi cũng phản đối sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc lên đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của chúng ta ở Úc. Và tôi lo ngại này, rằng theo thời gian thông qua những ảnh hưởng chính quyền Bắc Kinh sẽ thò tay vào phá hủy quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của chúng tôi khi nói đến Trung Quốc. Và tôi cũng phản đối những tên côn đồ Trung Quốc đến tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ mỗi khi chúng tôi xuất hiện"
Khác với ngày Chủ Nhật ở ngày thứ Bảy ở Sydney đã xảy ra một vụ va chạm khi một người đàn ông trung niên cầm biểu ngữ ủng hộ Hong Kong đi ngược lại dòng người diễu hành ủng hộ Bắc Kinh đã bị nhóm người ủng hộ Bắc Kinh hành hung.

Rât may là cảnh sát đã can thiệp kịp thời để đưa ông ra.

Tại Melbourne các cuộc biểu tình vào tối thứ Sáu và cả thứ Bảy đều có những va chạm xảy ra giữa hai nhóm.

Một nam sinh viên Trung Quốc đại Lục đã nói một nữ sinh viên Hong Kông tại cuộc biểu tình ngày thứ Sáu ở Melbourne rằng "Mày chỉ xứng đáng với tự do mà tụi tao ban cho thôi."

Nữ sinh viên Hong Kong đáp "Không... nếu các người không tôn trọng tư do tại sao các người có mặt ở Úc một đất nước tự do , sao các người không về học ở đât nước Trung Quốc của các người?" 

Tại Adelaide, tiếng hô của khoản 100 người ủng hộ dân chủ đã vấp với tiếng hô của một nhóm khoản một chục người ủng hộ Bắc Kinh.

Những người ủng hộ Bắc Kinh cũng hô to gọi những người biểu tình ở Hong Kong là những kẻ khủng bố.

Vào hồi cuối tuần vừa rồi thì một số các dân biểu của liên đảng cũng đã bày tỏ sự lo ngại  về khả năng can thiệp tại các trường đại học nước ngoài trong đó có những ảnh hưởng từ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tổng trưởng Giáo dục Liên bang Dan Tehan nói rằng ông làm việc với các trường đại học để cho ra các hướng dẫn tốt nhất đối phó với vấn đề can thiệp nước ngoài. 

Ông Tehan nói rằng các hướng dẫn sẽ bao gồm các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do lập hội trong khuôn viên trường đại học và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng này. 

"Khi nói đến vấn đề can thiệp nước ngoài, rõ ràng vấn đề này đã ngày càng trở nên là mối quan tâm lớn trong những năm gần đây. Những cuộc thảo luận mà tôi đã có với các phó hiệu trưởng các trường đại học, họ đều coi trọng vấn đề này và nói rằng họ rất muốn tiếp tục hợp tác với chính phủ để đưa ra các chính sách phù hợp mà các trường đại học cần nhằm giải quyết vấn đề này."

Phát ngôn viên của đảng đối lập Penny Wong ủng hộ thái độ và động  của ông Tehan, nhưng nói rằng chính phủ cần cho tất cả các nghị sĩ liên bang tiếp cận các cuộc họp của chính phủ thông báo tình hình về mối quan hệ của Úc với Trung Quốc.

 "Tôi muốn nói cho rõđiểm này. Chúng ta ở Úc, ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và chúng ta cũng ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa, quyền tự do hội họp. Chúng tôi muốn nhìn thấy rằng mọi ngýời ở Úc đều có quyền thực hiện các quyền ðó nếu họ biêuủ đạt hay biểu tình một cách tôn trọng và ôn hòa và họ không bị đe dọa vì bât cứ ai hay điều gì. Và chúng tôi muốn tât cả những ngýời ở Úc bât kể họ có phải là công dân Úc hay không ðều có cái quyền đó và đều tôn trọng các quyền ðó khi họ ở Úc."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share