READ MORE

SBS Việt ngữ
Năm 2016 chương trình Four Corners của ABC phát sóng cảnh quay, đã gây ra Ủy ban Hoàng gia và sự phẫn nộ của toàn quốc, khi một đứa trẻ bị bắn hơi cay tại Trung tâm giam giữ Don Dale, ở Lãnh thổ phía Bắc.
Nhưng hệ thống tư pháp dành cho thanh thiếu niên và giam giữ của Úc, đã thay đổi bao nhiêu trong 9 năm kể từ đó?
LISTEN TO

Những người ủng hộ nói với Liên Hiệp Quốc rằng, Úc đang vi phạm nghĩa vụ của mình đối với trẻ em Thổ Dân
SBS Vietnamese
08:14
Những người ủng hộ cho rằng, vẫn chưa đủ.
"Những hành vi đó vẫn hoàn toàn tiếp diễn, tất cả chúng ta đều nhớ và kinh hoàng về Don Dale, vụ việc đã xảy ra cách đây gần 10 năm".
"Thật không may, bất kỳ thay đổi nào dựa trên Don Dale và các báo cáo trên phương tiện truyền thông, về tình hình ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác, đều thực sự không kéo dài".
"Không có cải cách có ý nghĩa nào và trên thực tế là sự thoái lui”, Rachana Rajan.
Đó là Rachana Rajan từ Trung tâm Luật Nhân quyền, đơn vị đang hỗ trợ khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc do chuyên gia luật nhân quyền quốc tế là Tiến sĩ Hannah McGlade đệ trình.
Tiến sĩ McGlade, đã trả lời phỏng vấn NITV.
"Luật của các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc, liên quan đến tội phạm và công lý cho thanh thiếu niên, đang vi phạm nghĩa vụ luật nhân quyền quốc tế của chúng ta và có tác động nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em Thổ dân và người dân đảo Torres".
"Hậu quả tồi tệ nhất mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay, là trẻ em Thổ dân tự tử và chết vì những hành vi tàn ác, vô nhân đạo mà chúng phải trải qua trong khi bị giam giữ”, Hannah McGlade.
Tuyên bố của Tiến sĩ McGlade thách thức các cải cách gần đây của chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ, hứa sẽ 'xử lý nghiêm khắc tội phạm', điều mà bà cho là đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng giam giữ hàng loạt.
Nó chỉ ra "sự đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục trẻ em của hệ thống luật hình sự, chẳng hạn như sử dụng mũ trùm đầu, biệt giam và khám xét bằng cách lột đồ".
Rachana Rajan giải thích rằng, khiếu nại hiện sẽ được Ủy ban Liên Hiệp Quốc, về xóa bỏ phân biệt chủng tộc xem xét.
"Thực tế khắc nghiệt và khủng khiếp, là trẻ em Thổ dân và dân đảo Torres, đại diện không cân xứng trong hệ thống".
"Trẻ em không phải Thổ dân có nhiều khả năng phải ngồi tù và có tương tác với cảnh sát hơn, trẻ em không phải Thổ dân do các vấn đề lớn như phân biệt chủng tộc có hệ thống, cảnh sát phân biệt đối xử và bất lợi về kinh tế xã hội".
"Vì vậy, đúng là khiếu nại này tập trung vào vấn đề chủng tộc ,vì đó là cách hệ thống luật hình sự hiện hoạt động”, Rachana Rajan.
Khiếu nại này theo sau một chiến dịch toàn quốc, nhằm nâng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lên 14.
Tiến sĩ McGlade cho biết, điều đó sẽ phù hợp với luật pháp quốc tế ,do Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em đề ra.
"Nhưng trên khắp nước Úc, trẻ em thường chỉ mới 10 tuổi chỉ có một khu vực pháp lý cao hơn".
"Và điều này rất nguy hiểm đối với trẻ em đang phát triển, não của chúng vẫn đang phát triển các đường dẫn thần kinh".
"Chúng tôi cũng biết rằng, nhiều trẻ em bị giam giữ thực sự bị khuyết tật”, Hannah McGlade.
Được biết khiếu nại của bà được Ủy viên Trẻ em Quốc gia, Ủy viên Công lý Xã hội Người Thổ dân và Người dân Eo biển Torres, Ủy ban Nhân quyền Úc và Dịch vụ Pháp lý Người Thổ dân và Người dân Eo biển Torres ủng hộ.
Sau báo cáo tạm thời vào tháng trước, từ cuộc điều tra của Thượng viện, về Hệ thống Công lý và Giam giữ Thanh thiếu niên của Úc.
Thượng nghị sĩ đảng Quốc gia là Paul Scarr, đã chủ trì cuộc điều tra đó.
"Bằng chứng mà chúng tôi nghe được rất quan trọng và gây lo ngại sâu sắc, chúng tôi đã nhận được các bài trình bày từ hơn 200 bên liên quan quan trọng".
"Có lẽ bằng chứng có tác động lớn nhất mà chúng tôi nhận được, là khi chúng tôi có một hội đồng gồm tất cả các Ủy viên trẻ em, bao gồm Ủy viên trẻ em quốc gia, cũng như các ủy viên trẻ em của tiểu bang và lãnh thổ".
"Về căn bản, họ đã nói lên cùng một tiếng nói rằng, hệ thống tư pháp trẻ em đang làm hại trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như đang trong tình trạng khủng hoảng”, Paul Scarr.
Thượng nghị sĩ Scarr cho biết, các nhân chứng chuyên gia đã nêu ra những vấn đề căn bản liên tục cần được giám sát chặt chẽ, mặc dù cuộc điều tra đã bị giải tán sau khi quốc hội bị hoãn phiên họp gần đây.
Ông chỉ ra việc sử dụng nhà giám sát dành cho người lớn, để giam giữ trẻ em là một vấn đề quan trọng khác, bên cạnh việc thiếu sự chăm sóc toàn diện xem xét các vấn đề sức khỏe và khuyết tật.
Thượng nghị sĩ đảng Xanh là David Shoebridge cũng tham gia vào cuộc điều tra, đưa ra hành động dẫn đến việc khởi động cuộc điều tra.
Ông đồng ý rằng, chính quyền tiểu bang và lãnh thổ đang làm hại những đứa trẻ, được họ chăm sóc trong hệ thống tư pháp vị thành niên.
"Tôi không nghĩ, bạn có thể thoát khỏi việc nghe dữ liệu mà chúng ta đã nghe về tỷ lệ giam giữ của người Thổ Dân trên khắp đất nước và không nghĩ rằn,g đó là một hệ thống phân biệt chủng tộc sâu sắc, nhắm vào những người trẻ tuổi của Người dân tộc Đầu tiên”, David Shoebridge.
Trong khi đó những người ủng hộ cho biết, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể, trong những tháng gần đây.
Chính quyền ở Lãnh thổ phía Bắc và Queensland, đã lên nắm quyền với lời hứa sẽ trấn áp tội phạm thanh thiếu niên, trong bối cảnh lo ngại về Tây Úc và Nam Úc.
Queensland đã ban hành luật lệ để kết án trẻ em phạm tội như người lớn, đối với một loạt các tội nghiêm trọng.
Còn Lãnh Thổ Bắc Úc đã hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống còn 10 và thông qua một số luật nhắm vào tội phạm vị thành niên.
Cả hai khu vực tài phán, cũng đã thắt chặt đáng kể luật tại ngoại, cùng với Victoria.
Nhưng như Thượng nghị sĩ Scarr chỉ ra, nhiều thanh thiếu niên bị giam giữ đã bị tạm giam.
"Ba phần tư trẻ em bị giam giữ tại bất kỳ thời điểm nào, đều chưa bị kết án hoặc đang chờ phiên tòa xét xử đầu tiên, đó là 3/4 trong số chúng bị giam giữ đang bị tạm giam".
"Con số đó đã tăng khoảng 10 phần trăm trong vài năm qua và trong số khoảng 800 trẻ em đó, có một số lượng không cân xứng trẻ em Thổ Dân, chúng ta đang nói đến 60 phần trăm”, Paul Scarr.
Ông cũng cho biết, chi phí để giam giữ một trẻ em trong trại giam vị thành niên là khoảng 1,2 triệu đô la mỗi năm.
Những người ủng hộ cho rằng tiền sẽ được chi tiêu tốt hơn, cho việc can thiệp sớm và giải quyết các nguyên nhân gây ra tội phạm, như đói nghèo, bạo lực, lạm dụng và thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Còn Rachana Rajan cho biết, khiếu nại của Liên Hiệp Quốc về căn bản là cố gắng chứng minh, chính phủ Úc đang vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của mình, để buộc chính phủ phải hành động.
Thượng nghị sĩ Shoebridge đã tham gia vào lời kêu gọi của Ủy ban Trẻ em Quốc gia, để chính phủ Liên bang hành động và đảm nhận vai trò lãnh đạo.
Gần một thập niên sau Don Dale, ông cho biết đất nước đã ngoảnh mặt làm ngơ và ngừng nhìn vào vấn đề, nhưng ông không thể quên một số điều mà ông đã chứng kiến.
"Đoạn phim ghi lại cảnh một bé gái Thổ Dân khuyết tật, bị lôi qua một nhà canh gác ở Queensland và bị đối xử như một con vật".
"Cảnh quay đó vẫn còn in sâu trong tim tôi”, David Shoebridge.