Người tỵ nạn tên là Esmat Ansari, nhận Melbourne là quê hương thứ hai.
Thế nhưng bà cho biết, phân nửa tâm hồn của mình vẫn còn ở tại Iran, với người con trai mà bà chưa gặp mặt trong 8 năm qua.
“Nếu quí vị là một bà mẹ, quí vị sẽ hiểu tôi hơn, đó quả là một thời gian quá dài, khi 8 năm qua tôi không thấy mặt con trai tôi”, Esmat Ansari.
Bà nầy 50 tuổi đến Úc bằng thuyền hồi năm 2013 và bà không đủ điều kiện để được visa bảo vệ thường trực, cũng như bị cấm trong việc bảo lãnh đứa con trai đến Úc.
“Chính phủ giúp tôi thuốc men cũng như về tâm lý và hầu như mọi thứ, thế nhưng đó không hề đủ và không bao giờ đủ. Tôi có thể làm được gì đây? Chẳng có gì cả”, Esmat Ansari.
Một phúc trình mới của Trung tâm Luật Nhân quyền cáo buộc chính phủ Úc, cố ý dùng việc ngăc cách gia đình để trừng phạt người tỵ nạn, cũng như ngăn cản họ tìm đến Úc.
Luật sư trưởng là bà Josephine Langbien cho biết, người tỵ nạn hiện bị buộc phải chọn lựa giữa sự an toàn và sức khoẻ của họ, với việc sống với những người thân yêu.
“Phúc trình nầy cho thấy các phương pháp khác nhau mà chính phủ Úc đang sử dụng để ngăn cản mọi người đoàn tụ với gia đình".
"Chuyện nầy khiến có thêm bằng chứng từ các chuyên gia như trạng sư và các bác sĩ chuyên khoa quốc tế”, Josephine Langbien.
'Họ cũng có cơ hội được phát triển khả năng trọn vẹn, cũng như tiếp tục đóng góp cho nước Úc”, Sarah Mares.
Phúc trình tìm thấy việc chia cách gia đình, gây nhiều tổn hại về mặt thể xác và tinh thần.
Việc nầy không gây ngạc nhiên cho ông Behrouz Boochani, một người trước đây bị giam giữ ở trung tâm thanh lọc ngoài nước Úc, trên đảo Manus.
"Hệ thống nầy sử dụng trẻ em, để tạo áp lực lên gia đình và đó là một cách thức hết sức vô nhân đạo và vô đạo đức”, Behrouz Boochani.
Còn bà Josephine Langbiencho rằng, phúc trình cũng tìm thấy việc chia cách gia đình là bất hợp pháp theo luật lệ quốc tế.
“Trái ngược với các tiêu chuẩn căn bản về nhân quyền bao gồm quyền sống của một gia đình và quyền của trẻ em, vốn đòi hỏi chính phủ phải thực sự đặt quyền lợi tốt nhất cho những đứa trẻ, phải là tâm điểm của mọi quyết định".
'Đó cũng là trường hợp gây tổn hại cho các gia đình nầy, vốn đã bị đau khổ quá nhiều và trong một số trường hợp còn bị tra tấn nữa”, Josephine Langbien.
'Họ cũng có cơ hội được phát triển khả năng trọn vẹn, cũng như tiếp tục đóng góp cho nước Úc”, Sarah Mares.
Người thành lập tổ chức có tên là Tiếng Nói của Người Tỵ nạn Refugee Voices là ông Ahmah Hakim, kêu gọi chính phủ hãy có một đường lối khác biệt.
“Tôi tin rằng hệ thống hiện tại là rất vô nhân đạo, khi nó trừng phạt mọi người chỉ vì họ lánh nạn và tầm trú".
"Chúng ta cần thay đổi bởi vì chuyện nầy không phản ảnh bản chất của cộng đồng người dân Úc và cũng không thể hệ giá trị của chúng ta”, Ahmah Hakim.
Trong khi đó, chuyên viên tâm lý về trẻ em và gia đình, bác sĩ Sarah Mares cho biết, người dân Úc trân quí con cái họ và trẻ con của người tỵ nạn cũng nên được đối xử tốt đẹp.
“Chúng ta thực sự cần nghĩ ngợi một cách nhân ái, rộng lượng hơn và giúp đỡ cũng như bảo vệ nhiều hơn, đối với những người đến đây lánh nạn".
'Họ cũng có cơ hội được phát triển khả năng trọn vẹn, cũng như tiếp tục đóng góp cho nước Úc”, Sarah Mares.
Một phát ngôn nhân của Bộ Di Trú cho biết, ‘chính sách bảo vệ biên giới chặt chẽ của Úc vẫn ổn định. Tiến trình thanh lọc theo khu vực, visa bảo vệ tạm thời và các giới hạn về đoàn tụ gia đình, nhằm mục đích ngăn chặn mọi người dựa vào những kẻ buôn lậu và khuyến khích mọi người đi theo con đường di cư hợp pháp đến Úc’.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại