Phúc trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói Trung Quốc xâm phạm quyền tự do học tập tại Úc

Student Bonnie Wong.

Student Bonnie Wong. Source: Supplied

Phúc trình có tên gọi 'Họ không hiểu nỗi sợ hãi của chúng tôi', trong đó trình bày chi tiết việc chính phủ Trung Quốc đã theo dõi các sinh viên ủng hộ dân chủ đến từ đại lục và Hồng Kông, đang học tại các trường đại học ở Úc, và các trường đại học đã không thể bảo vệ họ như thế nào.


Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Bonnie Wong đến từ Hồng Kông nói:

Tôi nghĩ điều đáng quan tâm nhất là khi tôi đến Úc, tôi nghĩ tôi có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình và được tự do nói lên bất kỳ điều gì, nhằm ủng hộ các phong trào tại Hồng Kông, cũng như tôi có thể giải thích cho người khác về những gì đang xảy ra ở Hồng Kông, nhưng thực tế là ở đây không được an toàn cho tôi và những người Hồng Kông khác, để làm những điều như vậy, vì vậy tôi hơi thất vọng một chút.

Cô nói với tổ chức bảo vệ nhân quyền Huma Rights Watch rằng cô lo sợ sẽ không thể quay trở lại Hồng Kông một cách bình thường được nữa, sau khi cô đã nói lên quan điểm của mình kể từ khi đến Úc học tập.

Và cô cũng sợ hãi cho gia đình của mình nhưng cô cho rằng cô vẫn muốn người Hồng Kông phải lên tiếng.

Nay cô là sinh viên thuộc trường Đại học Queensland, Bonnie Wong nói cô thường xuyên bị theo dõi – chẳng hạn tại một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cô để ý thấy các sinh viên ủng hộ Bắc Kinh đã chụp ảnh cô và đăng các bức hình cô lên mạng xã hội để giúp chính quyền Bắc Kinh nhận dạng cô.

Phúc trình mới của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói các trường đại học Úc đã thất bại trong việc bảo vệ quyền tự do học tập và nghiên cứu của những người chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phúc trình có tên gọi 'Họ không hiểu nỗi sợ hãi của chúng tôi', trong đó trình bày chi tiết việc chính phủ Trung Quốc đã theo dõi các sinh viên ủng hộ dân chủ đến từ đại lục và Hồng Kông, đang học tại các trường đại học ở Úc, và các trường đại học đã không thể bảo vệ họ như thế nào.

Nghiên cứu cho thấy những người ủng hộ Bắc Kinh và chính phủ Trung Quốc đã quấy rối và đe dọa những ai bày tỏ sự ủng hộ đối với các phong trào dân chủ.

Sophie McNeill là tác giả của nghiên cứu.

Tôi nghĩ một điều rõ ràng trong nghiên cứu của chúng tôi là các trường đại học muốn phớt lờ rằng chuyện này đã không xảy ra, từ một nhóm lớn những sinh viên đến từ Trung Quốc đang học tập tại Úc ... ở đây cho thấy đã có một sự phủ nhận những vấn đề đang thật sự tồn tại, và có một khoảng lặng không muốn thảo luận về chuyện này. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các trường đại học Úc hãy bắt đầu lên tiếng, khi trong trường xảy ra những vụ quấy rối và đe dọa. Chúng tôi muốn họ phải hành động vì chúng tôi đã nhìn thấy một xu hướng tự kiểm soát rất đáng lo ngại trong các sinh viên và nhà nghiên cứu.

Các sinh viên quốc tế nói họ không được bảo vệ và không được ủng hộ, tác gỉa Sophie McNeill nói hơn một nửa số sinh viên được hỏi đã cho biết họ không báo cáo hành vi quấy rối với trường đại học.

Điều lớn nhất mà các sinh viên này lo ngại là bị các bạn cùng lớp của họ trình báo với chính quyền Trung Quốc ở quê nhà, và điều này sẽ khiến gia đình họ gặp rủi ro. Chúng tôi đã xác minh rõ ràng ba trường hợp sinh viên có gia đình tại quê nhà, đã bị đe dọa hoặc đã bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn bởi vì những gì mà con họ làm ở Úc, họ bị thẩm vấn có phải con họ tham gia biểu tình ủng hộ dân chủ hay không.

Nghiên cứu cũng cho thấy hơn một nửa số nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc đã phải tự kiểm duyệt lời nói và hành động của họ, cô Bonnie Wong nói cô là một nhân chứng.

Tôi biết trong các giờ học triết học hoặc lịch sử, họ không thể đổ lỗi cho Trung Quốc vì bất kỳ điều gì, nếu không những người theo chủ nghĩa dân tộc sẽ đứng lên chụp ảnh họ, hoặc tranh luận với họ, vì vậy tôi không nghĩ điều này thật sự công bằng. Các nhà nghiên cứu không thể nói những điều liên quan đến Trung Quốc, thậm chí chỉ dẫn ra một sự thật cũng không, chẳng hạn với COVID-19, họ thật sự đã từ chối nói về COVID-19, về nguồn gốc của đại dịch tại Trung Quốc, tại Vũ Hán, mặc dù đây là một thực tế.

Hai mươi bốn sinh viên “ủng hộ dân chủ” đến từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, cũng như 22 nhà nghiên cứu tại các trường đại học Úc đã tham gia phỏng vấn cho phúc trình.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã xác minh ba trường hợp sinh viên mà gia đình của họ đã bị cảnh sát Trung Quốc đến nhà hoặc yêu cầu gặp mặt để thẩm vấn về các hoạt động của con cái tại Úc.

Trong số các câu chuyện được tiết lộ tại các trường đại học Úc, có chuyện một sinh viên đã bị chính quyền Trung Quốc đe dọa bỏ tù sau khi người này mở tài khoản Twitter và đăng các thông điệp ủng hộ dân chủ.

Một sinh viên khác lên tiếng ủng hộ dân chủ trước các bạn cùng lớp tại Úc, đã bị chính quyền Trung Quốc tịch thu hộ chiếu khi về nước.

Mỗi sinh viên ủng hộ dân chủ khi được phỏng vấn đều sợ hãi rằng các hoạt động của họ ở Úc có thể khiến chính quyền Trung Quốc trừng phạt hoặc thẩm vấn gia đình họ tại Trung Quốc.

Tuyên bố của một nữ sinh viên đến từ Trung Quốc tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông tại Úc đã viết:

Khoảng 2 giờ sáng, tôi nhận được tin nhắn từ một người bạn học ở đại lục. Anh ấy nói kiểu như ‘Tôi đang theo dõi bạn.’ Về phần mình, tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi. Tôi đã đến gặp bác sĩ tâm lý của trường vì quá căng thẳng. Tôi đã chặn anh bạn cùng lớp đó trên Facebook. Rồi khi tôi tham gia một lớp học có tới 98% sinh viên đại lục, họ đã nói xấu tôi và cho rằng tôi không trung thành với tổ quốc.

Nghiên cứu nói hành vi đe dọa chỉ giới hạn trong một nhóm nhỏ, không đại diện cho hầu hết sinh viên Trung Quốc đang học tại Úc. Tuy nhiên nhóm thiểu số này có tiếng nói rất kịch liệt,

Tác giả McNeill nói các trường đại học Úc cần phải thể hiện lập trường.

Các trường đại học phải bắt đầu nói về chuyện này, và thừa nhận rằng chuyện này tồn tại trong trường, cũng như bắt đầu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giáo dục và bảo vệ tốt hơn những sinh viên trẻ tuổi đang được họ dạy dỗ.

Trường đại học Queensland đã viết một email trả lời khiếu nại chính thức từ sinh viên Wong, trong đó nói trường “cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thể hiện rõ qua sự đa dạng trong giảng dạy”.

Email nói trường đại học có "mối quan hệ hiệu quả với Trung Quốc, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng trong các quyết định của mình hoặc trong những gì chúng tôi giảng dạy."

 Tuy nhiên Bonnie Wong nói rằng cô sẽ tiếp tục lên tiếng.

Khi tôi bị đàn áp, tôi muốn bỏ qua sự an toàn của bản thân, và lựa chọn nhân phẩm cũng như sự an toàn cho những người bạn Hồng Kông của tôi tại Hồng Kông. Mỗi người trong chúng tôi đều gặp nguy hiểm, nhưng mỗi một người đều lên tiếng và tôi sẵn sàng là một trong những người lên tiếng đó.




Share