'Rượu là chất độc. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục đầu độc chính mình và tận hưởng nó'

US surgeon general calls for cancer risk warnings on alcohol labels

epa11804420 A person shops for alcohol at a liquor store in Los Angeles, California, USA, 03 January 2025. The US surgeon general issued a new advisory warning on 03 January about the link between alcohol consumption and increased cancer risk, pushing for alcohol labels to be more visible and include a warning about the increased risk of cancer EPA/ALLISON DINNER Source: EPA / ALLISON DINNER/EPA

Tổng Y sỹ Hoa Kỳ đang kêu gọi các cảnh báo ung thư cần phải được ghi trên các đồ uống có cồn tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Khuyến cáo mới được công bố của Tổng Y sĩ Vivek Murthy về mối liên hệ giữa ung thư và rượu cho biết rượu là nguyên nhân gây ung thư đứng thứ ba, sau thuốc lá và béo phì, là những thứ có thể phòng ngừa. Hiện tại, điều này đang làm dấy lên câu hỏi liệu Úc có nên cân nhắc các biện pháp tương tự hay không.


Với nhiều người Úc, việc uống một ly rượu hay chai bia là xã giao, vui vẻ.

"Tôi thích uống một ly rượu vang đỏ và có khi nhiều hơn một ly."

"Đó là chất độc. Rượu là chất độc. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục đầu độc chính mình và tận hưởng nó."

Theo South Australia Health, ước tính khoảng một phần ba người Úc uống rượu hàng tuần.

Julia Stafford là thành viên của Ủy ban Dinh dưỡng, Rượu và Hoạt động Thể chất của Hội đồng Ung thư - Cancer Council Nutrition, Alcohol and Physical Activity Committee.

Bà cho biết khoảng 80% người Úc uống rượu ở một mức độ nào đó, tính trong một năm.

"Rất nhiều người Úc đang sử dụng rượu. Một số có thể ở mức rất thấp, một số ở mức cao hơn nhiều và nhưng thực sự, tất cả việc sử dụng rượu đều có thể góp phần gây ra nguy cơ ung thư cho bạn. Bạn uống càng nhiều, nguy cơ của bạn càng cao. Nhưng thực sự, khi nói đến rượu và ung thư, không có mức độ nào là an toàn cho việc uống rượu . Do đó, tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp thực sự quan trọng mà Úc cần tiến hành việc dán nhãn cảnh báo sức khỏe và các chiến dịch giáo dục rộng rãi hơn."

Bà Stafford cho biết nhãn cảnh báo sẽ giúp thông báo cho những người uống rượu về những rủi ro khi tiêu thụ rượu.

"Nguyên tắc cơ bản của việc dán nhãn cảnh báo sức khỏe trên sản phẩm là mọi người có quyền được biết, ý thức về những rủi ro của sản phẩm để họ có thể cân nhắc liệu có nên sử dụng sản phẩm hay không, hoặc sử dụng bao nhiêu sản phẩm đó. Vì vậy, thực sự, đó là trao quyền cho cộng đồng để họ nhận thức được. Bởi vì hiện tại chúng ta biết rằng, cứ hai người Úc thì có một người biết rằng rượu là nguyên nhân gây ung thư theo một cách nào đó."

Tổng Y sĩ Hoa Kỳ đã ban hành một khuyến cáo mới về mối liên hệ qua lại giữa việc tiêu thụ rượu và nguy cơ gia tăng ung thư, và kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép cập nhật nhãn cảnh báo của Tổng Y sĩ trên đồ uống có cồn để đưa vào cảnh báo nguy cơ ung thư.

Theo khuyến cáo, việc tiêu thụ bất kỳ loại thức uống có cồn nào - bia, rượu vang hoặc rượu mạnh - đều làm tăng nguy cơ mắc ít nhất bảy loại ung thư, bao gồm miệng, họng, thanh quản, thực quản, vú, gan, đại tràng và trực tràng.

Bà Stafford cho biết một khuyến cáo tương tự nên được ban hành tại Úc.

"Khuynh hướng đã tăng lên trên toàn thế giới sau khuyến cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ này với việc Ireland đưa ra nhãn cảnh báo ung thư trên các sản phẩm có cồn từ năm 2026, nói rằng rượu là nguyên nhân gây ra các loại ung thư tử vong. Tôi nghĩ rằng nhiều quốc gia trên thế giới đang xem xét điều đó, xem xét lời khuyên rất rõ ràng về mối liên hệ giữa rượu và ung thư, và hiểu được nhu cầu thông báo cho cộng đồng vì người Úc có quyền được biết liệu các sản phẩm họ đang sử dụng có thể gây hại cho họ hay không."

Theo Cancer Australia, 5,6% các trường hợp ung thư có liên quan đến việc sử dụng rượu lâu dài.

Là chất gây ung thư Nhóm Một, rượu có thể phân hủy các hợp chất hóa học trong cơ thể và làm hỏng DNA, protein và tế bào cũng như làm thay đổi nồng độ hormone và dẫn đến hấp thụ nhiều hơn các chất gây ung thư khác.

Mặc dù các chuyên gia cho rằng có lý do chính đáng để đưa ra cảnh báo, nhưng người tiêu dùng mới là người quan tâm đến sức khỏe của mình theo các khuyến cáo.

"Tôi không muốn bị ung thư vì rượu bia và vui chơi. Kiểu như nếu họ làm như vậy ở Úc thì thật tệ."

"Tôi không nghĩ rằng nhãn cảnh báo sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt. Tôi nghĩ mọi người hiện nay khá ý nhận thức được những rủi ro."

"Với tôi, nó không khác biệt gì mấy, đã có trên thuốc lá thì tại sao không thể trên rượu?"

Việc đưa nhãn cảnh báo ở Hoa Kỳ sẽ cần sự chấp thuận từ Quốc hội Hoa Kỳ một điều hiếm khi xảy ra.

Ireland hiện đang thực hiện các bước để đưa cảnh báo vào các sản phẩm có cồn và sẽ là quốc gia đầu tiên làm như vậy từ năm 2026.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share