Bỏ phiếu hôn nhân đồng tính qua bưu điện: người trẻ Úc thờ ơ

 A man posts mail at an Australia Post box

A man posts mail at an Australia Post box Source: AAP

Thanh thiếu niên Úc cho biết: "Tôi đã không gửi một lá thư trong vòng 6-7 năm qua. Tôi không mua một con tem trong thời gian dài rồi, mắc công quá"... khi chính phủ trưng cầu dân ý qua bưu điện.


Một trong những chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trong công chúng, liên quan đến việc chính phủ liên bang thông báo một cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính  qua đường bưu điện, là thanh thiếu niên Úc sẽ phản ứng như thế nào về chuyện này.

Đề nghị của chính phủ về một cuộc trưng cầu dân ý bắt buộc đã bị đã bị quốc hội bác bỏ. Việc này  đồng nghĩa với giải pháp bỏ phiếu qua bưu điện sẽ được áp dụng.

Nhiều người đang lo ngại đến hiệu quả của phương thức bỏ phiếu này, và vấn đề quan trong hợn,  là sự tham gia vào các vấn đề chính trị của những người trẻ Úc.

Chính phủ liên bang nhấn mạnh việc muốn cho phép mọi người dân Úc có cơ hội để nói lên suy nghĩ của họ về việc này bằng một cuộc bỏ phiếu toàn quốc không ràng buộc.

Theo tiến sĩ Philippe Collin, một nhà nghiên cứu xã hội học tại Đại học Western Sydney, với những người bỏ phiếu trẻ tuổi, đây là một cuộc thăm dò có thể tạo ra nhiều vấn đề  hơn những cuộc bỏ phiếu thông thường.

"Chúng ta đều biết rằng khoảng ¼ số người không tham gia bỏ phiếu cho cuộc bầu cử gần đây nhất của chính phủ là những người  trong độ tuổi 18 và 19 tuổi.

Chúng ta phải công nhận rằng những người trẻ tuổi thường xuyên di chuyển, họ thường xuyên chuyển nhà nhiều gấp hai lần so với những nhóm khác, điều này có liên quan đến địa chỉ đăng ký bỏ phiếu của họ. Vì vậy, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện có thể là một thử thách cho những thanh thiếu niên Úc."

Youth Action tại Sydney hiện đang cung cấp các  dịch vụ hỗ trợ Thanh thiếu niên ở tiểu bang New South Wales.

Giám đốc điều hành của tổ chức này, bà Katie Acheson nói hôn nhân đồng tính là một vấn đề lớn đối với những người Úc trẻ tuổi.

Bà nói rằng sự ủng hộ của thanh thiếu niên Úc đối với việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính qua một cuộc trưng cầu dân ý là một sự lãng phí tiền bạc.

"Chúng tôi đã nhìn thấy kết quả đồng ý rất cao khi các cuộc thăm dò ý kiến ​​được thực hiện bởi những người trẻ tuổi, có hơn 80% ủng hộ bình đẳng hôn nhân và tôi nghĩ 120 triệu đô la được chi cho một cuộc bỏ phiếu qua bưu điện để tìm ra một kết quả mà chúng ta đã thừa biết, đó là người dân Úc ủng hộ hôn nhân bình đẳng. "

Bà Acheson cho rằng vấn đề hôn nhân đồng tính mà các chính trị gia đang tranh cãi là dấu hiệu cho một vấn đề khác lớn hơn, đó là sự tham gia vào các vấn đề chính trị của những người trẻ Úc.

Bà nói thêm các chính trị gia không đưa ra những vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với các cử tri trẻ tuổi này, và đưa ra cuộc bầu cử liên bang năm 2016 như một ví dụ điển hình.

"Khi những người trẻ không nghe thấy các chính trị gia mà họ bỏ phiếu đề cập đến những vấn đề ảnh hưởng đến họ, thì hỏ sẽ chẳng quan tâm gì đến chủ đề đó.

Ví dụ như bình đẳng hôn nhân, biến đổi khí hậu, các chính sách cho người tị nạn là ba cùng ba vấn đề quan trọng hàng đầu với giới trẻ trong cuộc bầu cử lần trước. Thế nhưng chúng tôi không thấy các chính trị gia trực tiếp nói chuyện với những người trẻ Úc về chủ đề này, thậm chí né tránh những chủ đề rất quan trọng với các cử tri trẻ tuổi.

Bà Acheson nói rằng cuộc trưng cầu dân ý này có thể giúp các chính trị gia hòa nhập tốt hơn với giới trẻ và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động chính trị, nhưng chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa.

Việc sử dụng hệ thống thư tín truyền thống, thay vì Internet và điện thoại khiến cuộc bỏ phiếu thông qua Australia Post trở thành một điều khá lạ lẫm với nhiều người Úc trẻ tuổi.

Có bao nhiêu người trẻ tham gia vào nỗ lực bỏ phiếu qua bưu điện  và những quan điểm khác biệt của họ là gì sẽ  đưa ra một phác đồ thú vị cho một cuộc tranh luận nảy lửa mang tầm quốc gia.


Share