Mùa vu lan cũng là thời gian mà các bài hát các câu chuyện về mẹ được nhắc nhở được chia sẻ nhiều.
Đó có thể là hình ảnh mẹ đi chợ về, chân liu xiu trong chiều chập choạng trên đường quê.
Mẹ có thể là mùi hương, là chiếc áo dài, là đường gân xanh trên bàn tay gày guộc.
Mẹ cũng có thể là tiếng cười và những buổi đẳng đẳng đợi cơm con về muộn...
Tất cả những ký ức ấy đã theo con suốt đời dù mỗi người khoảng thời gian có mẹ có thể dài ngắn khác nhau.
Có người may mắn có mẹ đến khi mình lên làm ông làm bà, có người thì mẹ chỉ là một ký ức rất mờ, tuy nhiên dù dài ngắn mẹ vẫn là hình ảnh ngọt ngào để trong ký ức nhiều người.
'Mẹ Hòa Hưng' - như cách nhà văn Trần Trung Đạo gọi người mẹ nuôi của mình, là nguồn yêu thương để ông viết bài thơ 'Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười' chạm đến tầng cảm xúc của nhiều người.
Bằng tấm lòng nhân hậu, 'Mẹ Hòa Hưng' đã ôm đứa trẻ ngơ ngác rụt rè tội nghiệp côi cút Trần Trung Đạo khi anh chân ướt chân ráo vào Sài Gòn học, thương cái cách nó sống khép nép bên mọi người, và mẹ đã nhẹ nhàng đón anh vào lòng.
Tình thương của người mẹ nuôi đã gieo vào đứa trẻ mồ côi trong anh hạt mầm nhân ái, góp phần tạo nên con người nhà văn Trần Trung Đạo ngày nay.
Trong suốt cuộc đời mình nhà văn Trần Trung đạo đã miệt mài viết và lên tiếng vì lẻ phải, vì một Việt Nam tự do dân chủ nhân quyền và vì cái thiện trong đời.
Đổi cả Thiên Thu tiếng mẹ cười là một lời tri ân của anh gởi đến với mẹ và cũng là một lời cảm tạ gởi tới với nguồn cội yêu thương tha nhân khác mà nhân thế này có được.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại