Thủ tướng Morrison hứa hẹn thay đổi đường lối về việc Thu Hẹp Khoảng Cách

Prime Minister Scott Morrison shakes hands with Minister for Indigenous Australians Ken Wyatt

Prime Minister Scott Morrison shakes hands with Minister for Indigenous Australians Ken Wyatt Source: AAP

Các nhóm Thổ dân hoan nghênh lời hứa của chính phủ liên bang nhằm duyệt xét đường lối giảm bớt các bất lợi cho người Thổ dân. Thủ tướng Scott Morrison cho biết sau 12 năm, các mục tiêu sẽ phải thay đổi để mang lại nhiều quyền hạn hơn cho họ. Ông cho biết phúc trình mới nhất về việc nầy cho thấy kết quả quá ít ỏi và hạn chế, với chỉ đạt được 2 trong số 7 mục tiêu đề ra.


Thủ tướng Scott Morrison cho biết, ông đã đưa ra phúc trình sau cùng về sự thịnh vượng của người Thổ dân, khi sử dụng những gì ông mô tả là phương cách xưa cũ.

"Đây là một phúc trình u tối và hạn chế mà tôi đưa ra thảo luận, tôi hoan nghênh những điều đạt được và vinh danh công việc nặng nhọc trên khắp lãnh vực, chúng ta cũng cẩn thận không nói đến những người Úc đầu tiên là những người tuyệt vọng, vì họ không phải là những hạng người như vậy".

"Vì vậy nhiều người Úc đầu tiên của chúng ta đang tiến bước, bất chấp các bất lợi mà họ đối diện”, Scott Morrison.

Hồi năm 2008, Thủ tướng của Lao động là ông Kevin Rudd đã tạo nên lịch sử, với lời xin lỗi người Thổ dân Úc vốn thuộc Thế Hệ Bị Đánh Mất, là đối tượng của các chính phủ trong quá khứ, đã tách rời trẻ em khỏi gia đình và tìm cách đồng hóa chúng.

Việc nầy dẫn đến phúc trình về sự thực hiện Thu Hẹp Khoảng Cách, vốn được các tiểu bang đồng ý, qua một Hiệp ước Cải tổ Thổ dân Toàn Quốc.

Phúc trình năm nay cho thấy, bức tranh toàn cảnh không thay đổi đáng kể, với chỉ 2 trong số 7 mục tiêu đạt được, đó là một nền giáo dục sớm và đạt được lớp 12.

Mức nhân dụng của người Thổ dân là 49 phần trăm, so với 75 phần trăm cho những người không phải là Thổ dân.

Còn tử suất ở trẻ em Thổ dân cao gấp đôi, mức độ ở người không phải là Thổ dân.

Đã không có tiến triển nào về mục tiêu thu hẹp về tuổi thọ vào năm 2031, với người Thổ dân nam nữ có tuổi thọ ít hơn từ 7 đến 9 năm, tức là nam là đầu 70 và nữ là giữa 70 tuổi, so với những người không phải là Thổ dân.

Ông Morrison cho biết, nay là lúc phải thay đổi.

“Các mục tiêu được đề ra cho người Thổ dân Úc, chứ không phải do chính họ đưa ra, vốn không ăn mừng về sức mạnh, thành tựu và khát vọng của họ. Họ không nói cho quí vị biết những gì hiện xảy ra tại chỗ, hay những chuyện âm ỉ bên dưới".

"Họ cũng không cho quí vị biết ngay về các mục tiêu có xác thực và có thể đạt được hay không".

"Họ tăng cường các ngôn ngữ ngày càng biến mất và biến đi nhanh chóng. Họ cũng đưa ra các tiến trình thực sự đã đạt được”, Scott Morrison.

Tuy nhiên đã có những lời khen ngợi từ ông Jonathan Ford, một người Thổ dân gốc Noongar có mặt tại Quốc hội, để theo dõi bài diễn văn của Thủ tướng.

“Một điều then chốt mà tôi nhận ra hôm nay là Thủ tướng nói rằng, người Thổ dân không phải tuyệt vọng, điều đó gây nhiều ấn tượng nơi tôi vì chúng tôi không hề tuyệt vọng".

"Chúng tôi mạnh mẽ và nhẫn nại, cũng như có nhiều giá trị trong cộng đồng, thế nhưng chúng tôi tiếp tục chịu bất lợi do các chính sách của chính phủ".

"Vì vậy chính các chính sách và lề thói quan liêu của chính phủ cần được thay đổi, chứ chắc chắn không phải là người Thổ dân".

"Chúng tôi có một sức mạnh để tiến tới và thay đổi mọi thứ”, Jonathan Ford.

Là một nhân viên y tế và cũng là phát ngôn nhân cho Liên hiệp PEAKS, vốn là một tập hợp gồm 40 nhóm Thổ dân đã hội họp với chính phủ liên bang, để đề ra đường lối mới về Thu Hẹp Khảng Cách, bao gồm đến 15 mục tiêu hồi tháng 4 năm rồi.
"Quí vị tìm kiếm các gia đình với 5 thế hệ cùng chung sống, rồi không đủ nước hay điện để xài". Những thứ nầy là chuyện không thể biện hộ được, trong một quốc gia như nước Úc”, Catherine Liddle.
Ông Ford cho biết, sự tương tác đã tạo nên sự lạc quan mới của các nhân viên xã hội Thổ dân, vốn đã tuyệt vọng do sự bất động của chương trình trong 12 tháng qua.

“Tôi có thể biến một số các tham vấn được dễ dàng, trên khắp tiểu bang Tây Úc và đó là cảm giác của sự vô vọng, vì nó vẫn là những thứ cũ kỷ và chẳng có gì thay đổi".

"Thế nhưng khi quí vị đến một nơi như Quốc hội Liên bang và gặp gỡ các lãnh đạo Thổ dân nổi tiếng của nước Úc tụ họp cùng nhau, rồi quí vị sẽ nghĩ, ‘Ồ chúng ta đang ở bên bờ vực của những gì đặc biệt đây, rồi nó sẽ tạo ra các kết quả tại chỗ, vốn mang lại cho mọi người nhiều hy vọng”, Jonathan Ford.

Giám đốc của nhóm toàn quốc đại diện trẻ em và gia đình người Thổ dân và dân bán đảo Torres, cũng có mặt tại Quốc hội để nghe bài diễn văn của Thủ tướng.

Ông Richard Weston từ tổ chức SNAIC nói rằng, ông đã lắng lòng nghe từng lời của Thủ tướng như là một đường lối mới, tuy nhiên cũng có chút nghi ngờ.

“Nó đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ mọi người cộng tác nhau và cố gắng trong một loạt các vấn đề, như mục tiêu và các cải cách khác, thế nhưng tôi nghĩ ý muốn là từ mọi người và tôi đã thấy họ ngồi quanh chiếc bàn để đạt được kết quả. Tôi nghĩ có thể là 5, 10 năm để kể lại câu chuyện”, Richard Weston.

Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese nói rằng, Hiệp ước Uluru cần được tôn trọng và ông kêu gọi chính phủ hãy ủng hộ tiếng nói của Thổ dân tại Quốc hội, chứ không chỉ là tiếng nói đối với chính phủ mà thôi.

“Tiếng nói là một yêu cầu nhỏ nhoi rằng, người Thổ dân và dân bán đảo Torres sẽ được tham vấn các vấn đề và chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến họ".

"Đó chỉ là đề ra một cơ cấu mà chúng ta đều đồng ý với tư cách người dân Úc, là xứng đáng, nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau”, Anthony Albanese.

Lãnh đạo Lao động cũng thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu về việc nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp, mà Tổng Trưởng về Thổ dân sự vụ là ông Ken Wyatt cho biết có thể xảy ra vào tháng 6 năm tới.

Thế nhưng ông Wyatt cho SBS News biết rằng, ưu tiên hàng đầu của ông là thực hiện những thay đổi có tác dụng với người Thổ dân Úc trên căn bản hàng ngày.

“Cam kết trong chính sách tranh cử của chúng ta là sự nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp, đó là một mục tiêu cho chính tôi".

"Thế nhưng mục tiêu tôi muốn có là tiếp tục công việc trên căn bản hàng ngày, với những công việc thuộc phạm vi của phúc trình Thu Hẹp Khoảng Cách, cộng thêm nạn bạo hành trong gia đình, phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng khi sử dụng những tài sản của người Thổ dân như đất đai. Hãy xem lại chúng ta nhìn nhận các lợi tức từ mảnh đất đó như thế nào”, Ken Wyatt.

Liên hiệp PEAKS nói rằng, họ muốn cải tổ trên 3 lãnh vực: có thêm ngân khoản cho các nhóm y tế Thổ dân, đóng góp vào các quyết định của chính phủ và cải thiện việc thực hiện dịch vụ của các tổ chức chính mạch, như cảnh sát và đại học.

Nữ phát ngôn nhân Catherine Liddle cho biết, điều quan trọng là các hành động khẩn cấp, theo đúng với những lời tuyên bố và hứa hẹn từ vị Thủ tướng.

“Mục tiêu Thu Hẹp Khoảng Cách, có phải là do con số đề ra để thúc đẩy không?

"Chúng tôi sống những ngôi nhà và một số người như tôi có nhiều người trong gia đình, tôi tin chắc những người lớn tuổi cũng có cùng câu chuyện".

"Quí vị tìm kiếm các gia đình với 5 thế hệ cùng chung sống, rồi không đủ nước hay điện để xài".

"Những thứ nầy là chuyện không thể biện hộ được, trong một quốc gia như nước Úc”, Catherine Liddle.

Một đề án mới gồm 15 mục tiêu, bao gồm có thể là mục tiêu về tư pháp hy vọng sẽ chung quyết vào tháng 4, trước khi được Hội đồng Các Chính phủ Úc hay COAG xét đến vào tháng 6.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share