Trên một tấm bảng trắng bên trong khuôn viên rộng lớn Menlo Park của Facebook, bà Sara Su- quản lý sản phẩm của Facebook đang vẽ một sơ đồ để giải thích chính xác cách mà thuật toán Newsfeed quyết định những gì mà quý vị nhìn thấy.
"Mục tiêu của thuật toán này là tìm ra từ tất cả các câu chuyện mà chúng tôi có thể hiển thị cho quý vị thấy khi quý vị mở Facebook, những thứ nào mang ý nghĩa cá nhân nhất, liên quan đến cá nhân nhất ?"
Thuật toán xếp hạng này cung cấp những hướng dẫn cho một trong những vấn đề quan trọng nhất gây nhiều tranh cãi của Facebook - đó là những gì hiển thị trên Facebook của quý vị.
Sara Su giải thích những hoạt động bên trong của thuật toán này nhằm để người dùng tin tưởng lại nó.
"Chúng tôi đang nỗ lực cho một chặng đường dài. Lòng tin có thể bị mất đi trong tích tắc, nhưng cần thời gian để xây dựng lại."
Thuật toán tìm kiếm những gì người dùng tương tác - bà Su gọi là những tín hiệu, chẳng hạn như bài đăng mà quý vị và những người trong nhóm bạn của quý vị thích, chia sẻ hoặc nhận xét.
"Đối với mỗi bài viết trên Facebook chúng tôi nhìn vào hàng trăm nghìn tín hiệu. Những tín hiểu kiểu như là ai đã đăng nó - đó có phải là bạn của quý vị không, đó có phải là trang mà quý vị theo dõi, bài viết được đăng khi nào?- chúng tôi biết mọi người quan tâm rất nhiều về những thông tin mới mẻ, và có những thứ khác như, có bao nhiêu người thích hoặc phản ứng với bài viết đó, có bao nhiêu sự tương tác mà nó đạt được. Chúng tôi có thể sử dụng những tín hiệu này để đưa ra một loạt các dự đoán, những dự đoán tốt nhất về những cách khác nhau mà bài viết này có thể có ý nghĩa đối với quý vị.. "
Bà nói rằng chúng chỉ đơn giản là đánh giá sự liên quan của mỗi bài viết.
"Từ tất cả các tín hiệu và dự đoán này, chúng tôi đưa ra một con số và chúng tôi hiển thị cho quý vị những bài viết có số điểm cao nhất trước tiên."
Vào tháng Giêng, công ty này đã công bố thiết kế lại, hứa hẹn sẽ hiển thị ít tin tức và các nội dung quảng cáo lại và hiển thị nhiều bài đăng từ bạn bè và gia đình hơn.
Có nhiều phản đối từ các trang kinh doanh và những trang tin tức lừa đảo đề nghị news feed sẽ chỉ hiển thị bài đăng của 25 bạn bè người dùng.
Sara Su nói rằng thay đổi mới được thiết kế theo đúng điều mà nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg gọi là "những tương tác xã hội ý nghĩa".
"Chúng tôi đang cân nhắc những bài viết mang lại khả năng tạo nên các cuộc trò chuyện . Điều đó sẽ giúp những bài viết đó đạt được số điểm về liên quan với người dùng cao hơn và chúng sẽ hiển thị sớm hơn trên cách trang newsfeed của mọi người."
Nhưng điều này có liên quan gì đến vấn đề lòng tin của Facebook?
Đó là vụ bê bối hồi tháng Ba- khi Facebook biết nhưng không có động thái trước việc Cambridge Analytica xâm phạm thông tin của người dùng Facebook cho vụ lùm xùm dính líu đến Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Và một lần nữa nó đặt ra câu hỏi về đạo đức của các công ty truyền thông xã hội có mô hình kinh doanh dựa trên việc thu thập thông tin của khách hàng.
Những người dùng đặc biệt giới trẻ đã rất thất vọng, và giá cổ phiếu của Facebook bị sụt giảm mạnh.
Paul Verna, một nhà phân tích của công ty E-Marketer, giải thích tại sao lòng tin và vận mệnh của Facebook liên kết chặt chẽ.
"Có một sự thật cơ bản rằng niềm tin là thứ mang lại giá trị thật mà các kênh xã hội này phụ thuộc vào ... bởi vì không có niềm tin thì quý vị không thể xây dựng mạng xã hội và không thể thu hút các nhà quảng cáo."
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Donald Trump sẽ diễn ra vào tháng 11.
SBS đã được quyền truy cập để theo dõi các hoạt động trên mạngxã hội nhằm ngăn chặn việc trở thành phương tiện cho các mục đích thao túng bầu cử, thông tin sai lêch hay những phát ngôn căm phẫn.
Monika Bickert phụ trách các chính sách nội dung của Facebook - chính sách quản lý những thứ mọi người có thể nói trên Facebook.
"Chúng tôi càng có thể nói nhiều với mọi người về những thứ chúng tôi đang làm bằng lời nói và thực hiện chúng thì sẽ càng tốt hơn. Quý vị có thể vào trang của chúng tôi và quý vị có thể thấy hướng dẫn tương tự mà chúng tôi đang đưa ra cho những người đánh giá."
Những người theo dõi, như giáo sư giáo sư phòng thí nghiệm truyền thông xã hội của Đại học Stanford, Jeff Hancock, nói rằng chính sách minh bạch của Facebook và các công ty công nghệ khác cũng bị thúc đẩy bởi sự lo ngại củacác nhà lập pháp ở Washington.
Ở Silicon Valley, quy định giống như là lời nói tục . Tôi nghĩ thời gian không còn nhiều, và trừ khi họ bắt đầu thể hiện tốt hơn trong việc xử lý bằng mọi cách các thông tin sai lạc và sự thao túng thông tin như như bắt nạt, có nhiều khả năng chính phủ sẽ bước vào và điều chỉnh. "
Phản hồi của Facebook chínhlà khoản đầu tư khổng lồ vào các nhóm kiểm duyệt nội dung và công nghệ học máy.
Họ đã giúp nó xóa hơn 580 triệu tài khoản giả trong quý đầu tiên của năm 2018 và giảm hơn 650 trang do Iran và Nga hậu thuẫn cho những gì mà nó gọi là "hành vi phối hợp không xác thực"
Nhưng Monika Bickert của Facebook thừa nhận riêng những chỉ số đó không thể thuyết phục được mọi người
"Chúng tôi hoàn toàn đang trở nên tốt hơn trong việc tìm kiếm những loại hoạt động này và ngăn chặn chúng ..Về mặt giao tiếp với mọi người, tôi nghĩ chúng tôi cần phải làm nhiều hơn."
Facebook không tiết lộ cách người dùng phản hồi nhưng một cuộc khảo sát mới được phát hành trong tháng này bởi trung tâm nghiên cứu Pew đã phản ánh tình trạng đó.
Hơn một nửa số người trưởng thành dùng Facebook ở Hoa Kỳ vẫn không hiểu cách thức hoạt động của newsfeed và trong 12 tháng qua,gần ba phần tư đã hạn chế hoặc ngưng dùng Facebook.
Những người chỉ trích gay gắt nhất với công ty này tin rằng Facebook đang lâm vào tình trạng "gieo gió gặt bão" và những vấn đề hiện nay là kết cục cho việc FBtheo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá.
Nhưng nhân viên như Sara Su tin rằng bằng cách thừa nhận sai sót và làm việc để khắc phục lỗi lầm, Facebook có thể hồi phục.
"Thật khó để đọc những tin tức tiêu cực về công việc mà bạn đang làm. Nhưng tôi nghĩ điều đó thực sự nhấn mạnh cho tất cả chúng tôi trong đội ngũ này biết rằng việc này quan trọng như thế nào, và điều đó giúp chúng tôi đi mỗi ngày."