Dùng văn hoá cổ truyền chữa trị nghiện ngập cho Thổ dân

The House for Hope tại Nam Úc

The House for Hope tại Nam Úc Source: SBS

Những người đàn ông Thổ dân tại Nam Úc hiện ứng dụng nền văn hóa cổ truyền, như là một phương thức để chống lại tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu chè.


Thế nhưng phụ nữ Thổ dân lại không có cơ hội như vậy.

Một trung tâm phục hồi mới được thiết lập và sẳn sàng hoạt động, thế nhưng thiếu việc tài trợ và điều nầy có nghĩa là, nó hiện bị bỏ trống.

Lakalinjeri Tumbetin Waal là một nơi chữa bệnh, với nhiều khác biệt.

Nó tọa lạc trên một vùng đất đai nông nghiệp cũ và cách Adelaide khoảng một giờ lái xe, về hướng đông.

Đó là một trung tâm hồi phục cho các ông, để chiến đấu chống lại tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu chè.

Chủ tịch của tổ chức, ông Gary Paynter giải thích, trung tâm được người Thổ dân điều hành và đa số nhân viên là người Thổ dân.

"Một trong các việc tôi nhận thấy, là chúng tôi nhận được rất nhiều lời yêu cầu của những người không phải là Thổ dân đến đây, bởi vì chúng tôi đạt được một tỷ lệ thành công tốt đẹp".

"Chúng tôi xử dụng văn hóa, chúng tôi có các buổi lễ xông khói và mọi thứ đều rất quan trọng về mặt văn hóa".

Hôm nay, có 5 cư dân tham dự buổi lễ xông khói.

Trong lúc khói bốc lên từ một vỏ cây bao phủ chung quanh người họ, đó cũng là thời gian để hồi tưởng.

"Mỗi ngày thức dậy, tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn. Hãy vui hưởng với việc tụ họp của mọi người tại đây, hãy vui thú với cách thức tôi được chữa trị".

"Hãy đến đây đó là chọn lựa tốt nhất từ trước đến nay, cho con cái, gia đình và chính tôi nữa".

Trong hơn 20 năm hoạt động, các nhân viên tại đây nói rằng, họ chứng kiến một đường hướng văn hóa, trong việc phục hồi cho vô số bệnh nhân.

Vài nhân viên như ông Henry Rankine thuộc bộ tộc Ngarrindjeri, cũng là những người kiểu mẫu trong việc chiến đấu chống lại nạn nghiện ngập.

"Nếu mọi người có thể gặp tôi 15 năm trước, lúc đó tôi là một mẫu người khác biệt, rồi làm thế nào tôi tiến triển trong suốt cuộc đời và các giai đoạn".

"Tôi nghĩ nó mang lại lợi lộc cho các bệnh nhân, để xem đó là một niềm hy vọng".

Mặc dù trung tâm nói trên chỉ dành cho các ông, nhóm có tên là the Aboriginal Sobriety Group tạm dịch là Nhóm Thổ dân Điều độ, tin rằng có một nhu cầu rõ ràng, về một cơ sở tương tự cho phụ nữ.

Những phụ nữ trong nhóm trên khắp nước, hiện được chữa trị tại các trung tâm của cộng đồng chính mạch Úc.
"Chúng tôi sẽ tìm kiếm bất cứ nơi nào, để thấy được việc nầy thực hiện. Như tôi nói chúng tôi tiếp tục vận động, dù cho đó là sự giúp đỡ từ ngân khoản của chính phủ, hay qua sự tài trợ của tư nhân". Giám đốc của tổ chức Big Sunday, ông Joshua Brett.

Nhân viên Lil Milera tin rằng, một kiểu mẫu văn hóa có một mức độ thành công lớn lao hơn nhiều.

"Tôi nghĩ về chuyện kết nối, vì nền văn hóa Thổ dân là chuyện liên lạc nhau".

"Và việc kết hợp các phụ nữ Thổ dân có nghĩa là sẽ dễ chịu hơn, trong một môi trường như vậy, với các kết quả ưng ý".

Nhóm nói trên hy vọng sẽ biến các tòa nhà không xử dụng, cùng nơi với trung tâm của quí ông, trở thành một cơ sở dành cho phụ nữ.

Mặc dù đã có địa điểm và kinh nghiệm để điều hành một cơ sở như vậy, thế nhưng đây là dự án rất khó khăn để sống còn.

Năm rồi, tổ chức Big Sunday là một tổ chức vô vụ lợi có trụ sở tại Adelaide, đã giúp bảo đảm một ngân khoản trợ cấp của chính phủ tiểu bang và huy động các tình nguyện viên chuẩn bị toà nhà, để đi vào hoạt động.

Giám đốc của tổ chức Big Sunday, là ông Joshua Brett giải thích.

"The Aboriginal Sobriety Group luôn ước mơ có một cơ sở như thế nầy trong 10 năm qua, thế nhưng chưa bao giờ thành công khi tìm được ngân khoản về việc nầy".

"Qua sự liên lạc với chúng tôi, họ cho biết để có được ngân khoản tài trợ cho chương trình, họ cần có cơ sở sẳn sàng để thực hiện".

Khi mở cửa, ngôi nhà Hy vọng the House of Hope sẽ là nơi duy nhất ở Nam Úc và là một trong số ít các cơ sở như vậy trên toàn quốc.

Thế nhưng việc điều hành cần có thêm ngân khoản, để có thể mở cửa.

Nhóm nầy hy vọng được chính phủ liên bang trợ giúp, để có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

Phát ngôn nhân cho Tổng trưởng Thổ dân sự vụ, ông Nigel Scullion cho đài SBS biết trong một thông cáo " Chính phủ Úc hỗ trợ nhiều chương trình và các tổ chức, mang lại những dịch vụ văn hóa, thích hợp cho người Thổ dân và dân bán đảo Torres".

Ông Joshua Brett hiện lạc quan, khi ngân quỹ được cấp, thế nhưng ông cho rằng, nếu việc nầy không xảy ra, dự án vẫn cần được tiến hành.
        
"Chúng tôi sẽ tìm kiếm bất cứ nơi nào, để thấy được việc nầy thực hiện".

"Như tôi nói chúng tôi tiếp tục vận động, dù cho đó là sự giúp đỡ từ ngân khoản của chính phủ, hay qua sự tài trợ của tư nhân".

 


Share