Từ thất bại thê thảm với HSC, mặt mụn chỉ muốn trốn: Dr Susan Ang đã trở thành bác sĩ và hạnh phúc thế nào?

Dr Susan Ang

Dr Susan Ang: Behavioural Optometrist, Thạc sĩ Nhãn khoa, Thành viên Hiệp hội Nhãn khoa và Tư vấn Thị giác (ACBO), Chuyên gia nhãn khoa được chứng nhận trong lĩnh vực hàng không, Chứng chỉ Sau đại học về Điều trị Bệnh lý Nhãn khoa (Graduate Certificate in Ocular Therapeutics). Cô đứng trước cửa tiệm và phòng khám mắt của mình ở Bankstown, Sydney.

Bước vào đời với điểm HSC thấp trũng, thê thảm chuyện học hành chưa đủ, cô gái năm đó còn mặc cảm đủ đường khi bị gọi là "bánh bèo" mặt mụn. Với nỗ lực không ngừng, cô gái năm xưa - Bác sĩ Susan Ang hiện là chuyên gia Nhãn khoa Hành vi, Chuyên gia nhãn khoa được chứng nhận trong lĩnh vực hàng không, và là thành viên Hiệp hội Nhãn khoa và Tư vấn Thị giác (ACBO).


Bác sĩ Susan chia sẻ câu chuyện cô để vượt qua cú sốc thất bại đầu đời với điểm HSC chỉ 45% để trở thành một chuyên gia mắt và một doanh nhân thành đạt ngày hôm nay.

Cô đã bắt đầu câu chuyện với sự mặc cảm, mặc cảm mình xấu khi bước vào tuổi thiếu niên.

Ôi trời ơi, hồi nhỏ tôi có biệt danh là "pizza face" mặt bánh bèo mà mụn không mới 13 tuổi. Tôi nghĩ lúc đó cha mẹ không có hiểu, cũng như không biết làm sao để giúp một đứa con gái đi qua giai đoạn dậy thì để bước vào tuổi thành niên. Tôi có nhiều mụn lắm, mụn đầy mặt không còn một chỗ da trống và tôi vô cùng mặc cảm. Rất là mặc cảm. Tôi kiểu chỉ muốn trốn. Tôi đã rất là tự ti. Bạn nhìn tôi bây giờ thấy tôi tự tin và rất hãnh diện.
Bác sĩ Susan Ang
Chính Bác sĩ Susan khi nhìn lại, cũng không rõ bằng một cách thần kỳ nào đó, cô đã vượt qua một chặng đường dài như vậy để từ một đứa trẻ 12, 13 tuổi đầy mặc cảm tự ti và yếm thế để bây giờ 30 năm sau cô là cô, một phụ nữ hạnh phúc, có học thức, và thành đạt của ngày hôm nay.

Cô cho biết mình rất đồng cảm với những người trẻ ở tuổi teen tuổi dậy thì vì những chuyển biến trong cơ thể họ. Hơn ai hết, cô hiểu có rất nhiều áp lực, từ nhà trường, từ các nhóm bạn. Trong quá trình chuyển biến từ trẻ sang thanh niên, có rất nhiều sự thay đổi và có rất nhiều áp lực, có nhiều thứ những người trẻ đó, phải đi qua rồi, nhìn lại mới biết.

"Có nhiều sự lo lắng về tương lai về những thứ mà mọi người mong đợi ở tôi khi tôi bước vào đời. Rồi thêm việc với văn hóa Á châu, bạn biết rằng bạn phải làm hài lòng ba mẹ, có những mong đợi ở bạn mà bạn cần làm để cha mẹ hãnh diện và để cho mẹ vui lòng để thấy mình là con ngoan có hiếu. Do đó mà có rất nhiều áp lực," Bác sĩ Susan chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận khi lớn lên là một đứa trẻ gốc Á ở Úc.

"Không giống như những đứa trẻ Úc gọi là vô tư hồn nhiên, chỉ có việc đi học và là chính các em. Những đứa trẻ gốc Á còn gánh thêm ước vọng mà cha mẹ đặt lên vai các em - thứ hình ảnh mà cha mẹ ấp ủ và muốn con mình trở thành."

Bác sĩ Susan cho biết, cuối cùng, gia đình đã đưa cô đi gặp bác sĩ vì cô quá tự ti về bản thân, các bác sĩ bắt đầu trị liệu cho cô với thuốc thang và điều đó giúp cho hình ảnh bản thân của cô được cải thiện.

Còn chuyện học, đoạn đường từ thất bại thê thảm HSC để trở thành bác sĩ chuyên khoa mắt?

Mời nghe chia sẻ của Bác sĩ Susan Ang trong audio.

Dr Susan Ang
Dr Susan Ang tại phòng khám mắt và cửa hàng của mình ở Bankstown, Sydney (SBS).
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share