Trong khi đó, Tổng trưởng Năng lượng Josh Frydenberg bác bỏ chuyện ông có song tịch là mơ hồ, do gia đình ông ở vào tình trạng vô tổ quốc khi đến Úc từ Hungary sau Thế chiến thứ hai..
Thủ tướng Malcolm Turnbull không hề biết chuyện Thượng nghị sĩ đảng Tự do Stephen Parry có song tịch cho đến khi vụ nầy xuất hiện trên báo chí.
Ông nầy là Chủ tịch Thượng viện đã từ chức hôm qua sau khi biết được ông có thêm một quốc tịch Anh quốc nữa, một tiết lộ mà Thủ tướng cho rằng việc nầy lẽ ra phải được biết sớm hơn.
Thượng nghị sĩ Parry đã nhận được khuyến cáo từ Bộ Nội Vụ Anh quốc cho biết ông có quốc tịch Anh theo truyền thống, do cha ông là người có quốc tịch nầy.
Việc nầy khiến ông là người thứ tám trong Quốc hội và là người đầu tiên của đảng Tự do bị kẹt về vụ song tịch.
Ông Turnbull cho rằng, Thượng nghị sĩ Parry lẽ ra nên hành động sớm hơn.
"Tôi bất mãn vì Thượng nghị sĩ Parry, đã không công bố vấn đề nầy sớm hơn. Tôi chỉ biết chuyện nầy có lẽ cũng cùng lúc với quí vị, vào ngày thứ ba mà thôi".
"Ông nầy chọn cách đình hoãn việc báo cáo, mà lẽ ra nên làm sớm hơn và nạp đơn lên tòa án tối cao, cùng lúc với các Thượng nghị sĩ khác", Malcolm Turnbull.
Trong một diễn biến khác, Tổng trưởng Năng lượng Josh Frydenberg cho biết các tin đồn cho rằng ông là người có song tịch là chuyện mơ hồ, vì gia đình ông ở vào tình trạng vô tổ quốc khi đến Úc từ Hungary sau Thế chiến thứ hai.
Ông cho biết đã tham vấn các chuyên gia tại Hungary và cả Tòa Đại sứ theo sau tin tức nghi vấn về tình trạng của một số thành viên Quốc hội hồi đầu năm nay.
Ông cho biết đã thỏa mãn với câu trả lời đã nhận được.
"Để trờ thành công dân Hungary, quí vị thực sự phải thực hiện các bước tích cực như phải qua một tiến trình phỏng vấn và cung cấp mọi văn kiện liên hệ, để được xét là một công dân Hungary. Chẳng có bước nào trong tiến trình nói trên dính líu trong trường hợp của tôi, hay nhân danh tôi".
Trở lại vụ Thượng nghị sĩ Stephen Parry từ chức theo sau phán quyết của tòa án tối cao về 5 chính trị gia, trong đó có Phó Thủ tướng Banaby Joyce là không đủ điều kiện vào Quốc hội do song tịch.
Các nhân vật cao cấp trong đảng Tự do cho biết, sau vụ từ chức của Thượng nghị sĩ Parry họ tin rằng không còn những trường hợp như vậy nữa trong đảng.
"Nếu chúng ta không làm như vậy, chuyện nầy sẽ tiếp tục kéo dài và gây ra nhiều khó khăn về mặt chính trị, thế nhưng vốn là một nguyên tắc, nếu chúng ta muốn chấm dứt sự băng hoại của niềm tin thêm nữa vào định chế quan trọng nhất của chúng ta, mà đây là Quốc hội, thì chúng ta phải đề cập đến và giải quyết vấn đề", Kevin Andrews.
Còn Thủ tướng Turnbull đã bác bỏ những lời kêu gọi nên có cuộc kiểm tra về lý lịch của mọi dân biểu và nghị sĩ trong Quốc hội.
"Tôi muốn nói là cuộc kiểm tra là gì? Việc đó có nghĩa là một số người sẽ trải qua việc tìm kiếm tốn kém về mặt địa lý đối với mỗi thành viên Quốc hội, phải nghiên cứu sâu rộng về luật pháp ngoại quốc".
Lý do khiến ông Turnbull quan ngại là chuyện kiểm tra quốc tịch các thành viên Quốc hội có thể khiến thế đa số của Liên đảng bị ảnh hưởng, trong khi các dân biểu Tự do ở hàng ghế sau đồng ý việc nầy nên thực hiện một lần cho xong.
Trong khi đó, Tổng trưởng Di trú, ông Peter Dutton cho rằng ngay cả các cựu Thủ tướng cũng có thể vi phạm điều 44 Hiến Pháp.
"Rõ ràng nhiều người chờ xem tòa án phán quyết ra sao và liệu rằng ngay cả những người không có gì đặc biệt, cũng có thể bị kẹt vào vụ nầy hay không".
"Tôi nghĩ mọi người đều biết, ít nhất là ở một mức độ giới hạn về lý lịch của họ và nếu họ cần phải thực hiện vài việc tìm kiếm, đó là chuyện xảy ra trong khắp lãnh vực chính trị và nó cũng áp dụng cho các ứng cử viên ra tranh cử".
"Tôi nghi ngờ rằng nếu quí vị trở lại vài chục năm trước, quí vị sẽ tìm thấy nhiều người trong đó có các Thủ tướng, thực sự là không hội đủ điều kiện về quốc tịch", Peter Dutton.
Còn dân biểu đảng Tự do là ông Kevin Andrews nói rằng, vấn đề nầy tiếp tục kéo dài trừ khi được giải quyết, có lẽ qua Ủy ban Bầu cử.
"Nếu là Thủ tướng, tôi sẽ yêu cầu Ủy ban Bầu cử chẳng hạn, ngay tức khắc mở cuộc kiểm tra mọi dân biểu và nghị sĩ, rồi báo cáo lại càng sớm càng tốt cho chính phủ".
"Nếu chúng ta không làm như vậy, chuyện nầy sẽ tiếp tục kéo dài và gây ra nhiều khó khăn về mặt chính trị, thế nhưng vốn là một nguyên tắc, nếu chúng ta muốn chấm dứt sự băng hoại của niềm tin thêm nữa vào định chế quan trọng nhất của chúng ta, mà đây là Quốc hội, thì chúng ta phải đề cập đến và giải quyết vấn đề", Kevin Andrews.
Được biết tòa án tối cao đã ra lệnh cho Ủy ban Bầu cử thực hiện việc đếm phiếu đặc biệt để thay thế cho Larrisa Waters, Scott Ludlam, Malcom Roberts và Fiona Nash vào ngày thứ hai 6 tháng 11 sắp tới.
Ủy ban sẽ đệ trình kết quả vào ngày kế tiếp.
Buổi họp nhằm công bố tên của các tân nghị sĩ sẽ diễn ra vào thứ tư 10 tháng 11.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại