Đức cấm đốt pháo vào dịp Giao thừa năm mới

A spectacular fireworks display

A spectacular fireworks display Source: Getty

Trong khi các vụ cháy rừng ngày càng tệ hại hơn, thì những thành phố lớn trên toàn nước Úc hiện tranh luận mạnh mẽ về việc, liệu các vụ bắn pháo hoa hay pháo bông nên hủy bỏ hay không, để giảm bớt các hiểm họa về hỏa tai và chuyển ngân quỹ đốt pháo hoa đến cho các nhân viên cứu hỏa. Tại Đức giữa các quan ngại về an toàn, ô nhiễm và khả năng gây thiệt hại cho các cơ sở công cộng, hàng chục cộng đồng hiện cấm pháo hoa trong năm nay.


Tại Đức, lễ hội Sylvester là dịp ăn mừng vào đêm giao thừa năm mới, với các cư dân thường tích trữ pháo hoa và sau đó đốt để ăn mừng năm mới.

Thế nhưng năm nay, tại Bá Linh cùng với các thành phố và thị trấn khác lớn nhỏ tại Đức, đã có lệnh cấm một phần việc đốt pháo của tư nhân, điều đó có nghĩa là lần đầu tiên nước Đức không cho phép mọi người được tự đốt pháo.

Trong ngày hôm sau vào dịp năm mới, mức độ các phân tử mịn trong không khí đã gia tăng mạnh mẽ, cộng thêm các quan tâm về rủi ro, nguy hiểm đến sức khỏe và tài sản, đã dẫn đến việc cấm hoàn toàn việc đốt pháo hoa.

Thế nhưng người tổ chức lễ hội là bà Anja Marx cho biết, cuộc bắn pháo bông của thành phố vẫn được tiến hành.

“Dĩ nhiên chúng tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp và sẽ là một sự kiện tuyệt vời, vốn vẫn mang đến an bình và hạnh phúc".

"Chúng tôi cũng có một chương trình nhắm vào việc làm vui lòng mọi người, mọi thế hệ và cho tất cả".

"Có những nhân vật nổi tiếng ở Berlin, như Frank Zander hay Kevin Ott, the Swedes Mando Diao, the Gipsy Kings".

"Chúng tôi có đủ thứ cho mọi người và hy vọng đó sẽ là một buổi tiệc rất vui vẻ”, Anja Marx.

Bộ Môi trường của chính phủ liên bang Đức cho biết, số lượng pháo hoa chỉ riêng trong ngày giao thừa không thôi, cũng chiếm số lượng 1 phần 4 các phân tử trong không khí, do việc đốt củi trên khắp nước.

Với truyền thống lễ giao thừa kéo dài hàng năm, nhiều người tin rằng những người canh thức chỉ cần làm ngơ lệnh cấm và mua pháo một cách bất hợp pháp.
"Quả là chẳng vui khi chẳng có pháo hoa đó là chuyện miễn cưỡng, thế nhưng tôi nghĩ rằng cảnh tượng bắn pháo hoa sẽ rất tuyệt vời, vì vậy hãy hy vọng chuyện nầy xảy ra”, Sandra Clutterbach.
Thế nhưng phát ngôn nhân cảnh sát Berlin là ông Thilo Cablitz cho biết, chuyện đó không chỉ là một rủi ro về môi trường, mà các nhà tổ chức quan ngại.

“Những vùng cấm các hóa chất ở nhiệt độ cao mà chúng tôi đã thiết lập năm nay, là do kết quả của sự kiện mà chúng ta phải gia tăng mọi nỗ lực để chắc chắn rằng, việc bắn pháo hoa, rồi pháo nổ và pháo ném không nhắm vào người khác, mọi người không bị nhắm đến và bị gây nguy hiểm".

"Đó là lý do vì sao, chúng tôi thiết lập các vùng cấm đốt pháo. Thực sự chuyện nầy rõ ràng với mọi người, là quí vị không nên đốt pháo".

"Năm rồi, chuyện đốt pháo đã gây thiệt hại và một số người bị thương, đó là những gì chúng tôi muốn ngăn tránh”, Thilo Cablitz.

Nước Úc cũng xảy ra các vụ tranh luận về việc đốt pháo hoa vào dịp Giao thừa, với các nhà tranh đấu và những chính trị gia kêu gọi, các thành phố lớn nên hủy bỏ việc bắn pháo hoa, do các nguy hiểm lớn lao về mức độ hỏa hoạn, thay vào đó hiến tặng quỹ cho các nỗ lực chống lại ngọn lửa.

Một người Úc du lịch tại Đức là bà Sandra Clutterbach cho biết, bà nghĩ việc cấm đốt pháo tại Berlin là một ý tưởng hay và đó là một điểm mà bà nghĩ rằng, nước Úc có thể tạo ra các hứng khởi.

“Chúng tôi hiện có các cuộc thảo luận tương tự tại Úc và dồn mọi nỗ lực vào việc chống lại nạn cháy rừng hiện diễn ra tại đây, vì vậy tôi chắc chắn thấy được quan điểm của họ về chuyện nầy".

"Quả là chẳng vui khi chẳng có pháo hoa đó là chuyện miễn cưỡng, thế nhưng tôi nghĩ rằng cảnh tượng bắn pháo hoa sẽ rất tuyệt vời, vì vậy hãy hy vọng chuyện nầy xảy ra”, Sandra Clutterbach.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share