Úc mở các phòng khám đặc biệt khi ca nhiễm covid-19 gia tăng

People line up outside the Royal Melbourne Hosital for coronavirus testing in Melbourne, Tuesday, March 10, 2020. (AAP Image/David Crosling) NO ARCHIVING

Patients line up at the Royal Melbourne Hospital for Coronavirus testing. Tuesday, March 10, 2020. Source: AAP

Nội các chính phủ đã duyệt ngân khoản 2,4 tỉ đôla cho các biện pháp phòng chống covid-19 trong nước, bao gồm 205 triệu đôla để thành lập 100 phòng khám đặc biệt trên toàn quốc.


Không có dấu hiệu gì dịch bệnh covid-19 ở Úc chậm lại tí nào. 

Thêm một trường trung học ở Melbourne đóng cửa, đại học Southern Cross ở Queensland đóng cửa 2 phân viện, sau khi có nhân viên bị nhiễm covid-19.

Qua đêm đã có thêm các ca nhiễm. Tây Úc ghi nhận 3 ca nhiễm mới, với 3 bệnh nhân ở Perth này trước đó trở về từ Âu Châu, Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết lệnh cấm du khách đến Úc nay sẽ áp dụng luôn cho nước Ý kể từ 6g chiều nay thứ Tư 11/3.

"Nước Ý cũng đã áp dụng lệnh bế quan tỏa cảng. Công dân Úc nào vẫn có thể đi lại thì sẽ phải cách ly 14 ngày nếu đến từ các nước có trong lệnh cấm."

Nội các chính phủ đã duyệt ngân khoản 2,4 tỉ đôla cho các biện pháp phòng chống covid-19 trong nước, bao gồm 205 triệu đôla để thành lập 100 phòng khám đặc biệt trên toàn quốc.

Các phòng khám này sẽ được mở tại những trọng điểm, với mục đích đỡ bớt rủi ro cho các bác sĩ gia đình và bệnh viện để hạn chế virus lây lan thêm.

Perth đã mở cửa 3 phòng khám covid-19 và bắt đầu xét nghiệm những ai có triệu chứng.

Trong ngày đầu 3 phòng khám tại các bệnh viện Royal Perth, Fiona Stanley và Sir Charles Gairdner, đã làm xét nghiệm cho 800 người, đa số là những người có triệu chứng, mới ở nước ngoài về, hoặc đã tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm bệnh.

Medicare cũng sẽ chi trả cho dịch vụ khám bệnh từ xa qua video để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Thủ tướng Morrison nói hệ thống y tế sẽ vất vả trong những tuần tới.

"Đương nhiên hệ thống sẽ chịu nhiều sức ép, đây không phải là nhu cầu thông thường cho hệ thống y tế của chúng ta, vì vậy tôi dự đoán sắp tới sẽ vất vả nhiều nhưng không vì thế mà mọi người báo động hay lo lắng."

Chính phủ cũng sẽ bỏ ra $30 triệu đôla để đưa thông tin chính xác đến công chúng.

Trưởng ban y tế chính phủ,  Giáo sư Brendan Murphy nhắc lại là mọi người đừng hoảng sợ.

"Lúc này không cần phải làm xét nghiệm virus nếu quý vị không có đi đâu, hoặc tiếp xúc với người bệnh, thậm chí là quý vị có triệu chứng của cúm. Chúng tôi muốn nói là ai bị cảm cúm không cần phải làm xét nghiệm covid-19. Chúng tôi muốn nói là nếu quý vị mới đi nước ngoài về, hoặc có tiếp xúc với người đã xác nhận nhiễm bệnh, thì lúc đó quý vị mới cần làm xét nghiệm covid-19."

Thủ tướng Scott Morrison nói tác động kinh tế của dịch bệnh có thể nặng nề hơn hồi khủng hoảng tài chánh. 

Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp vẫn trả lương cho nhân viên phù động nếu họ phải cách ly.

Nhưng thư ký nghiệp đoàn ACTU, Sally McManus nói chính phủ có thể làm nhiều hơn vậy để hỗ trợ nhân công.

"Chúng ta phải bảo đảm các nhân công phù động là những người không có chế độ nghỉ phép, vẫn được trả lương nếu họ cần phải nghỉ để làm xét nghiệm hay tự cách ly. Đó là điểm vô cùng quan trọng cho cho giải pháp đối phó với dịch bệnh."

Lori-Anne Sharp là phụ tá thư ký nghiệp đoàn y tá hộ sinh liên bang lo sợ khu vực chăm sóc cao niên vốn đã vthiếu hụt người làm, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì covid-19.

"Chúng tôi rất blo lắng cho khu vực này. Chúng ta cũng đã biết là họ không có đủ nhân viên và trả lương thấp. Người cao niên nằm tronbg nhóm có nhiều nguy cơ nhất, trên 80 tuổi. Nếu dịch bùng phát trong khu vực này chúng ta sẽ không có đủ người để chăm sóc cho họ."

"Tại một số viện dưỡng lão chúng ta thậm chí còn không có đủ y tá thường trực 24/24, cho nên rất khó để chẩn đoán các triệu chứng của covid-19."

Cũng như nhiều hãng hàng không trên thế giới, Qantas bắt đầu giảm bớt chuyến bay, cụ thể giảm ¼ các chuyến bay quốc tế trong vòng 6 tháng tới. Jetstar cũng vậy giảm bớt các chuyến bay đi Á Châu, Hoa Kỳ, Anh Quốc và New Zealand.

Share