Bà Emma Gallagher biết rõ sự khó khăn trong việc thay đổi thói quen ngôn ngữ và đã phải đối mặt với sự phản kháng để sửa chữa trong ngành của bà.
Khi nói đến những từ ngữ dùng để mô tả chứng tự kỷ, những giáo chức được đào tạo muốn mọi người trong cộng đồng người khuyết tật, nên có tiếng nói về danh tính của họ.
“Vì vậy, đã có một sự thúc đẩy lớn lao trong cộng đồng người tự kỷ và nhiều người khuyết tật khác về khái niệm 'Không có gì về chúng tôi nếu không có chúng tôi', vì vậy không nên đưa ra quyết định nào về cộng đồng của chúng tôi mà không có sự tham gia của cộng đồng của chúng tôi”, Emma Gallagher.
"Mọi chuyện đang thực sự thay đổi, qua cách chúng ta nói về nó”, Andrew Whitehouse .
Triết lý đó đang được áp dụng cho một bài báo nghiên cứu có tiêu đề, 'Việc sử dụng ngôn ngữ trong nghiên cứu chứng tự kỷ', đưa ra hướng dẫn về các từ ngữ sử dụng để mô tả chứng tự kỷ.
Các tác giả cho rằng, thuật ngữ có thể hỗ trợ người Tự kỷ và họ đang ủng hộ việc cập nhật ngôn ngữ, để nâng cao tính hòa nhập.
Bà Emma Gallagher nói rằng ý thức sở hữu bản sắc này, có thể cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần
“Ngôn ngữ nhận dạng đầu tiên hiện áp đảo, vì vậy nghiên cứu ngoài Hoa Kỳ và ngoài nước Úc cho thấy rằng, cộng đồng thích ngôn ngữ đầu tiên nhận dạng, hơn là từ ngữ đầu tiên là 'với Tự kỷ'.
"Điều đó phần lớn là do rất nhiều người trong chúng ta, coi ‘Tự kỷ’ của mình như một phần thống nhất của chúng ta”, Emma Gallagher.
Được biết các nguyên tắc cũng bao gồm, việc loại bỏ sử dụng những gì có thể là các từ ngữ xúc phạm và đưa ra các thuật ngữ thay thế.
Tiến sĩ Ruth Monk là một học giả về tự kỷ và là một trong những tác giả của nghiên cứu, từ Nhóm Cố vấn Cộng đồng Tự kỷ New Zealand.
Tiến sĩ Monk lập luận rằng, càng nhiều nhà nghiên cứu tham gia với cộng đồng người tự kỷ, thì thuật ngữ được ưu tiên sử dụng càng nhiều.
‘Autism Spectrum Australia hay Aspect’, có hướng dẫn viết riêng, tập trung vào sự tôn trọng và sức mạnh.
Khi nói đến những điều không nên nói, tổ chức này không thích sử dụng cụm từ 'trên phổ' ‘on the spectrum’ mà không có từ tự kỷ.
Bà Emma Gallagher đồng ý rằng, sự bao gồm này là rất quan trọng.
“Cộng đồng có thể thấy rằng, Tự kỷ đã trở thành một từ ngữ không đúng và mọi người cố gắng tránh nói ra từ đó".
"Vì vậy chúng tôi muốn lấy lại quyền làm chủ và bảo đảm rằng, từ ngữ Tự kỷ có trong cụm từ đó," trên Phổ Tự kỷ ', bởi vì nó là một phần quan trọng của chúng ta”, Emma Gallagher.
Trong khi đó tổ chức ‘Người Khuyết tật Úc’ cũng tạo ra một hướng dẫn ngôn ngữ và liệt kê các thuật ngữ không phù hợp, chẳng hạn như chức năng thấp hoặc cao.
Họ cho rằng sẽ tốt hơn nếu gọi ai đó là tự kỷ, nếu đó là cách họ xác định.
Nhóm này cũng thích các từ mô tả chẳng hạn như ‘liên quan đến thần kinh’, hơn là một từ ít thích hợp như 'tâm thần', cũng như không khuyến khích coi các cá nhân là ‘Tự kỷ Nghiêm trọng'.
Các tác giả của bài báo mới nhất muốn cải thiện cách tiến hành nghiên cứu tự kỷ, để những người có kinh nghiệm sống tham gia nhiều hơn vào tiến trình này.
Giáo sư nghiên cứu chứng tự kỷ tại Viện Telethon Kids ở Tây Úc, ông Andrew Whitehouse là một trong những đồng tác giả của bài báo.
Ông nói rằng, các ngôn ngữ liên quan đến Tự kỷ cần chính xác, để phản ảnh kiến thức rộng hơn.
“Vì vậy, để nói về chứng tự kỷ theo các thuật ngữ giống như một chứng bệnh hơn, đó là cách chúng ta nói về nó trong lịch sử".
"Việc nầy có những ảnh hưởng đáng kể, không chỉ đối với những cá nhân mắc chứng tự kỷ, mà còn trong cách chúng ta nhận thức về chứng tự kỷ trong cộng đồng".
"Do đó thay đổi tên gọi của tự kỷ, chẳng hạn như các triệu chứng hoặc cách chữa bệnh, sang cách gọi như hành vi hay cách thức chúng ta có thể hỗ trợ mọi người".
"Việc nầy không chỉ giúp cho những cá nhân đó, mà còn thay đổi nhận thức của cả cộng đồng”, Andrew Whitehouse .
Giáo sư Whitehouse nói rằng, việc sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa là rất quan trọng.
Ông khuyến khích các tổ chức tải xuống hướng dẫn về từ Tự kỷ của nhóm, để sử dụng các từ ngữ có liên quan.
"20 hoặc 30 năm trước, tự kỷ được coi là dấu chấm hết của cuộc đời, xét về một cuộc sống có sự tham gia đầy đủ trong xã hội".
"Những gì chúng ta biết bây giờ, chỉ đơn giản là một giai đoạn trong hành trình đó và là một phần của việc thực sự truyền tải tất cả những điều tuyệt vời".
"Đó cũng là cách thức chúng ta có thể hỗ trợ trẻ tự kỷ, trở thành những người lớn khỏe mạnh hạnh phúc".
"Mọi chuyện đang thực sự thay đổi, qua cách chúng ta nói về nó”, Andrew Whitehouse .
Được biết bài nghiên cứu đang được phát hành, trên tạp chí ‘Xu hướng Khoa học Thần kinh’.