Trung Quốc tuyên bố Úc ‘dẫn đầu’ trong chiến dịch chống Trung Quốc toàn cầu

“Úc là nước tiên phong trong chiến dịch chống Trung Quốc toàn cầu,” một phái đoàn đại sứ cấp cao của Trung Quốc đã tuyên bố, khi quan hệ giữa hai nước rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong thế giới những quốc gia phát triển, và mới đây Úc cùng tiếng nói với Hoa Kỳ, rằng Trung Quốc nên được đối xử như một quốc gia đã phát triển.

Raisi wa Marekani Donald Trump na Waziri Mkuu wa Australia Scott Morrison

Scott Morrison and Donald Trump are on a joint ticket when it comes to China. Source: AAP

Trong bài phát biểu của mình ở Viện nghiên cứu Chicago về Thời sự Toàn cầu hôm thứ Hai đầu tuần, ông Morrison nhắc lại những quan ngại của Washington rằng Trung Quốc nên được coi là một “nền kinh tế đã phát triển mới” trong chính sách thương mại và môi trường, trong bối cảnh nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là một trung tâm tài chính quan trọng, giữa cuộc chiến thương mại trị giá $300 tỷ đô la Mỹ đang leo thang với Hoa Kỳ.

Thủ tướng Úc Scott Morrison và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có vẻ đồng lòng khi nói đến Trung Quốc. Câu hỏi chưa được trả lời là liệu sự liên minh công khai của Thủ tướng Úc và Tổng thống Mỹ về Trung Quốc sẽ gây bất lợi ngắn hạn, lợi ích lâu dài, hay cả hai cho nước Úc.

Cả hai nhà lãnh đạo đang ‘rao giảng’ một thông điệp gần giống hệt nhau về Trung Quốc, tranh luận trong nhiều ngày liên tiếp rằng Trung Quốc không nên được coi là một quốc gia đang phát triển nữa – một tình trạng cho phép nước này đòi hỏi nhiều ưu tiên trong các vấn đề thương mại. Cả hai đều nói rằng Trung Quốc nên được đối xử như một quốc gia đã phát triển, chấp nhận các quy tắc và trách nhiệm đi kèm với điều đó.

Cáo buộc Thủ tướng Scott Morrison thể hiện “quan điểm của Mỹ qua chính miệng ông”, phái đoàn ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc ông Morrison chỉ trích Trung Quốc khi đang ở Hoa Kỳ đã không giúp gì mối quan hệ bị đóng băng giữa hai nước với những cáo buộc “vô căn cứ” về sự can thiệp của ngoại bang vào chính trị nước Úc.
“Thời gian và địa điểm mà ông Morrison phát biểu, có thể đó không phải là quan điểm của Morrison, đó là quan điểm của Tổng thống Trump,” giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế của Đại học Renmin, ông Wang Yiwei, cũng là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Canberra nói.

Trong chính trường Úc, nhà lãnh đạo đảng Lao Động Anthony Albanese cũng có đồng quan điểm này. Hôm thứ Ba, ông Albanese nói rằng ông Morrison nên nói về Trung Quốc chứ đừng sử dụng “một phát ngôn nhân từ Hoa Kỳ”.

Giám đốc chương trình Úc học tại  Đại học East China, ông Chen Hong nói rằng mặc dù có một số cải thiện dưới thời ông Morrison, nhưng quan hệ Úc-Trung đã bị đóng băng, “trong tiếng Trung có nghĩa là thời kỳ rất lạnh” và Úc đã đóng “vai trò tiên phong trong chiến dịch chống Trung Quốc”.
Các trao đổi song phương đã diễn ra rất tốt đẹp cho đến năm 2017, khi Úc tiến hành cuộc tấn công này vào Trung Quốc. Nếu các quốc gia khác làm theo, điều đó sẽ được công nhận là cực kỳ không thân thiện.
Tiến sĩ Chen nói rằng sự thù địch của chính phủ Úc gia tăng do các tường thuật của giới báo chí về việc gia tăng sự can thiệp của Trung Quốc vào chính trị Úc. Một số cáo buộc được tiết lộ trong các tường thuật này hiện ra trước Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng của tiểu bang NSW.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào năm 2018, khi cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull cấm Huawei, gã khổng lồ trong ngành viễn thông Trung Quốc, dự phần vào mạng 5G của Úc vì các quan ngại an ninh quốc gia.
Tôi nghĩ rằng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Úc. Trung Quốc luôn đề cao tình bạn.
Tiến sĩ Chen khẳng định.

Không ai trong số ba đại diện trong phái đoàn ngoại giao Trung Quốc có thể kể tên một quốc gia duy nhất nào, ngoài Hoa Kỳ, mà Trung Quốc có quan hệ ngày càng tuột dốc. Họ chỉ trích dẫn Vương quốc Anh, Đức, Pháp và New Zealand là các chính phủ có các cuộc hội đàm được thể hiện tốt hơn với Trung Quốc.

Về phía Úc, từ lâu đã khẳng định rằng Úc không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là đồng minh tuyệt vời của chúng tôi, Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của chúng tôi.
Ông Morrison một lần nữa khẳng định tại New York.

Nhưng việc cân bằng giữa đẩy và kéo giữa các giá trị và quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, và sự phụ thuộc kinh tế Úc vào Trung Quốc, có thể đã trở nên khó khăn hơn cho chính phủ Morrison.
Kể từ khi trở thành Thủ tướng nước Úc, ông Morrison chưa từng một lần ghé thăm chính thức Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ gặp ông Morrison trong một cuộc gặp gỡ ngắn bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Chile vào tháng Mười Một tới đây.

Giáo sư Wang cho biết Trung Quốc sẽ không có bất cứ lời mời đến thăm chính thức nào dành cho Úc nếu Úc vẫn không thỏa hiệp trong vụ Huawei và những căng thẳng khác vì “chính phủ Trung Quốc không bảo vệ Huawei vì họ là một công ty tư nhân, mà vì đó là biểu tượng của Trung Quốc”.

Ông Wang cũng cáo buộc chính phủ Úc là đạo đức giả, “Lúc thì nói tuân theo các nguyên tắc thị trường, lúc thì không”.

Phái đoàn đại sứ cấp cao Trung Quốc này cũng “từ chối kịch liệt” tuyên bố của ông Morrison rằng Trung Quốc nên được đối xử như một quốc gia phát triển, đưa ra những tiêu chí như tuổi thọ, thu nhập và sự bất bình đẳng, Trung Quốc vẫn đứng sau thế giới phát triển và sẽ không theo kịp cho đến năm 2050.

Phái đoàn cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng vị thế là một quốc gia đang phát triển ở Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang thúc giục các nước khác tham gia Kiribati và Solomon Islands, khước từ Đài Loan và thực hiện chính sách “One-China” với Trung Quốc.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 25 September 2019 5:25pm
Updated 25 September 2019 5:33pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends