Thấu hiểu những tranh luận, người Thổ dân Úc ăn mừng sự lớn mạnh, lòng dũng cảm và các thành quả

Stedman Sailor to take part in as part if Australia Day celebrations in Sydney, Friday, Jan. 26, 2018.

Stedman Sailor to take part in as part if Australia Day celebrations in Sydney, Friday, Jan. 26, 2018. Source: APP

Những người Thổ dân và dân bán đảo Torres đánh dấu ngày Australian Day trong một buổi lễ hừng đông tại công viên Barangarroo ở Sydney.


Nhiều người Úc Thổ dân nổi tiếng đến tham dự trong buổi trình diễn truyền thống bằng tiếng Thổ dân cũng như chính xác ngày 26 tháng giêng mang ý nghĩa gì đối với họ.

Trong lúc lá cờ Úc và cờ Thổ dân được thượng lên trên cầu Harbour Bridge ở Sydney, thì những người Thổ dân cũng như không phải là Thổ dân cùng nhau hát bản quốc ca Úc bằng hai ngôn ngữ.

Chủ tịch của Hội đồng Đất Đai Thổ dân tại Thành phố Sydney là bà Yvonne Weldon giải thích rằng, trong khi người Úc Thổ dân không tham dự các sự kiện vào ngày Australian Day, thì điều quan trọng là hiểu biết về ý nghĩa của nhật kỳ nầy đối với những người Úc đầu tiên.

"Điều rất quan trọng là chúng ta bảo đảm rằng, người Thổ dân có mặt ở hàng đầu trong các vấn đề của nước Úc".

"Chúng tôi là những người Úc đầu tiên của lãnh thổ nầy và đặc biệt, đó là một ngày đau buồn cho dân tộc chúng tôi".

"Một số người cử hành lễ, thế nhưng đa số chúng tôi thì không. Hôm nay là một ngày rõ ràng với sự kiện, là chúng tôi đã trải qua những thưởng tổn từ ngày nầy, trong suốt 230 năm về trước", Yvonne Weldon.

Buổi lễ hừng đông được tiến hành với lễ xông khói truyền thống nhằm tẩy sạch và để hàn gắn, theo sau là lời chào mừng đất nước Úc từ bà Yvonne Weldon.

"Tôi cảm ơn những người thuộc bộ tộc Gadigal và đất nước Eora, vốn là những người đầu tiên bị ảnh hưởng, nhân danh các nước Thổ dân chúng tôi".

"Nơi nầy đúng là tên của một phụ nữ Thổ dân kiên cường thuộc bộ tộc Cammeraygal, có tên là Barangaroo".

"Tôi xin ngỏ lời tôn kính đến các bận trưởng thượng trong quá khứ và trong hiện tại, cũng như đối với những người thuộc các đất nước  đầu tiên hay không có mặt tại đây" Yvonne Weldon.

Còn bà Jacinta Tobin điều khoản một ban hợp ca gồm thành phần là các sĩ Thổ dân hay không.

Bà nhân cơ hội nầy kêu gọi mọi người dân Úc hãy đoàn kết nhau và hiểu biết cái ngày mà mọi người được xem là một dân tộc.

"Những đau buồn tệ hại khi trở lại nơi nầy, chúng tôi đã mất rất nhiều người, thế nhưng hôm nay chúng ta cùng nhau tụ họp nơi đây để ca hát. Một người, một trái đất, một mặt trời, một dòng nước, chúng ta hãy học cách để yêu thương như người trong một gia đình rộng lớn".

Xen giữa các màn trình diễn ca nhạc, các lãnh tụ chính trị đã đọc các bài diễn văn nhìn nhận ý nghĩa của ngày nầy.
"Vào ngày nầy 26 tháng giêng, dù các bạn có tưởng niệm là một ngày bị xâm lăng, một ngày thương khóc hay hiểu biết đó là một ngày sống sót của chúng ta đi nữa, thì một điều chắc chắn rằng chúng ta vinh danh sự kết nối mọi người vào một quốc gia, chúng ta ăn mừng về sự lớn mạnh, lòng can đảm và sự thành công của tất cả chúng ta", Paul Janke.
Thủ hiến New South Wales, bà Gladys Berejiklian thấu hiểu nỗi đau thương liên quan đến ngày 26 tháng giêng đối với nhiều người dân Úc.

"Chúng tôi biết hôm nay là một ngày tuyệt vời đối với chúng tôi khi cử hành ngày lễ đánh dấu nước Úc và tiểu bang New South Wales vĩ đại".

"Thế nhưng đây cũng là ngày để hiểu biết và chấp nhận rằng đó là này đối với nhiều người đã trải qua biết bao đau khổ và chịu đựng. Tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau để hàn gắn", Gladys Berejiklian.

Địa điểm hành lễ nhìn ra lối vào vịnh Sydney, các nhân vật nổi tiếng Thổ dân khác đã tổ chức một ban thảo luận và được trực tiếp truyền hình trên khắp nước Úc.

Chương trình được điều khiển do một ca sĩ Thổ dân là Christine Anu.

"Ngày 26 tháng giêng gợi lên bao nhiêu cảm xúc với mọi người trên đất nước nầy, tuy nhiên chúng ta cùng nhau chính xác sự gắn kết với đất nước nầy và niềm hãnh diện cũng như thán phục đối với nền văn hóa của chúng ta".

Ban thảo luận bàn về hậu quả của hạm đội đầu tiên tiến vào vịnh Sydney đối với người Thổ dân Úc.

Chuyên gia về y tế Thổ dân là giáo sư Gracelyn Smallwood cho biết, chuyến cập bến của hạm đội đầu tiên đến Úc đã nêu rõ những ảnh hưởng tiêu cực lớn lao về sức khỏe và phúc lợi của người Thổ dân mà theo bà, những hậu quả đó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.

"Chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề y tế nào cho đến ngày 26 tháng giêng năm 1788 và đối với bất cứ xã hội nào sống hơn 60 ngàn năm, chúng tôi chỉ có những chuyện giữ nguyên như vậy. Sống tại nơi đất mẹ nầy, thì ai là người sinh sản và gìn giữ cho chúng tôi".

Mặc dù có những tranh luận liên quan đến nhật kỳ nói trên, cũng như những thảo luận về việc liệu ngày nầy có nên tham dự hay không, Phó chủ tịch Trung tâm Lãnh đạo Thổ dân Úc là ông Paul Janke nói rằng đó vẫn là một ngày để nhớ đến sức mạnh và sự can đảm của những người Úc Thổ dân.

"Vào ngày nầy 26 tháng giêng, dù các bạn có tưởng niệm là một ngày bị xâm lăng, một ngày thương khóc hay hiểu biết đó là một ngày sống sót của chúng ta đi nữa, thì một điều chắc chắn rằng chúng ta vinh danh sự kết nối mọi người vào một quốc gia, chúng ta ăn mừng về sự lớn mạnh, lòng can đảm và sự thành công của tất cả chúng ta", Paul Janke.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share