Từ các bậc cao niên trong viện dưỡng lão, đến nhân viên y tế rồi nhân viên an ninh, những người Úc thuộc các hạng tuổi và sắc tộc khác nhau, sẽ được chủng ngừa COVID-19.
Rõ ràng là vẫn còn nhiều người có nhiều nghi vấn chung quanh vắc xin, là nó sẽ ảnh hưởng đến họ và cuộc sống của họ như thế nào.
Một trong các câu hỏi lớn nhất liên quan đến các phụ nữ mang thai, là liệu việc chủng ngừa có an toàn cho họ hay không?
Được biết khuyến cáo mới nhất từ Nhóm Cố Vấn Kỹ Thuật Chủng Ngừa Úc Châu, gọi tắt là ATAGI, về vắc xin Pfizer-BioNTech, thường không được đề nghị cho phụ nữ mang thai.
Việc nầy có nghĩa là, nếu những phụ nữ nầy có những nguy cơ về COVID-19, hay không có rủi ro tiếp xúc với virus, có thể phải chờ đến sau thai kỳ mới tiêm chủng.
Giáo sư Julie Leask thuộc đại học Sydney, chuyên gia trong lãnh vực chấp nhận vắc xin cho biết, đề nghị nầy không gây nhiều quan ngại.
“Về mặt lý thuyết, chẳng có lý do nào để tin rằng loại vắc xin đặc biệt nầy, sẽ gây hại cho một phụ nữ mang thai hay cho bé sơ sinh của bà".
"Thế nhưng tôi nghĩ rằng, họ chỉ muốn hết sức cẩn thận vào lúc nầy, cho đến khi có nhiều thông tin thêm nữa”, Julie Leask.
Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai không gồm trong bất cứ cuộc thử nghiệm lâm sàng nào đối với các vắc xin của Úc, vì vậy dữ kiện trong lãnh vực nầy khá ít ỏi.
Tuy nhiên có một số phụ nữ không biết họ mang thai, hay bắt đầu có thai trong thời gian thử nghiệm tại Mỹ hay ở Anh.
Cho đến nay, không có báo cáo nào về kết quả bất lợi cho họ.
Giáo sư Leask cho biết, bà hy vọng lời khuyên đối với phụ nữ mang thai sẽ được thay đổi trong thời gian, khi có thêm nhiều dữ kiện được thẩm định.
“Vào lúc nầy, có các đề nghị là phụ nữ mang thai thường không nên tiêm chủng COVID-19, trong tương lai khi có nhiều dữ kiện thêm nữa, thì đề nghị nói trên có thể bị thay đổi”, Julie Leask.
Bà cho biết các dữ kiện mới đây cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi 20 đến 30, là những người dường như cảm thấy ít do dự, khi phải chủng ngừa.
“Một số cuộc nghiên cứu cho thấy, có ít sự do dự đối với các phụ nữ ở tuổi nuôi con và chúng tôi nghi ngờ rằng đó có lẽ là do một số sẽ mang thai, hay nghĩ là sắp có bầu, hoặc cho con bú".
'Họ chỉ muốn tuyệt đối chắc chắn, là vắc xin sẽ an toàn cho họ và cho các cháu bé”, Julie Leask.
Theo khuyến cáo của ATAGI cho biết, vắc xin Pfizer-BioNTech sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của phụ nữ để mang thai.
Cũng tương tự, việc cho con bú sữa mẹ cũng được khuyến khích đi chủng ngừa.
Lời khuyên là: quí vị không cần ngưng việc cho em bé bú trước hay sau khi tiêm chủng.
Việc nầy dẫn đến một câu hỏi khác, nếu một người bị dị ứng nặng, có nên chủng ngừa hay không?
ATAGI cho rằng, vắc xin Pfizer-BioNTech có thể chích một cách an toàn cho những người bị dị ứng với thực phẩm, bị côn trùng đốt hay dị ứng với thuốc men.
Chỉ những người được khuyên không nên chủng ngừa là những ai phát triển tính quá mẫn sau một liều trước, hay có tiền sử quá mẫn đối với một thành phần cuả vắc xin, được gọi là polyethylene glycol, là một hợp chất polyete có nguồn gốc từ dầu mỏ với nhiều ứng dụng, từ sản xuất công nghiệp đến y học.
Giáo sư Gary Grohmann là một chuyên gia vi trùng học, làm việc với WHO và là một thành viên của Liên hiệp Chủng ngừa Úc Châu.
Ông cho biết các phản ứng do dị ứng đối với bất cứ vắc xin chống COVID-19 nào là chuyện rất hiếm.
“Mức độ hết sức thấp, đó là chuyện may mắn khi chỉ có 11 người trong số một triệu mà thôi".
"Tuy nhiên, nó gởi đi một tín hiệu rằng bất cứ ai bị dị ứng, cần nói chuyện với bác sĩ và những người phụ trách việc tiêm chủng vắc xin, cần quan sát những người được chích từ 15 đến 30 phút”, Gary Grohmann.
“Nếu người chủng ngừa vắc xin có bất cứ phản ứng nào, việc nầy xảy ra từ ngày đầu tiên cho đến một tuần lễ, đại đa số sẽ xuất hiện trong thời gian đó và tôi nghĩ vì lý do đó, nên có khoảng cách giữa việc chủng ngừa và hiến máu”, Gary Grohmann.
Ông cho biết những ai có tiền sử quá mẫn hay có một cây bút EpiPen, nên được theo dõi trong 30 phút sau khi được chích, hơn là 15 phút để được an toàn.
Thế nhưng trong trường hợp tôi bị suy giảm miễn dịch, hay trong một tình trạng y tế nào đó, thì vắc xin có an toàn với tôi hay không?.
Được biết vắc xin Pfizer-BioNTech được đề nghị cho những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu tiếp xúc virus.
Tuy nhiên ATAGI cho rằng, hiện không có dữ kiện nào về sự an toàn và hữu hiệu của vắc xin với những hạng người nầy, do họ không bao gồm trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Giáo sư Grohmann cho biết, những người suy giảm miễn dịch nên nói chuyện với bác sĩ của họ về bất cứ quan ngại nào có thể xảy ra.
“Trong khi các dữ kiện vẫn chưa hoàn tất, thì có lẽ nó vẫn có giá trị, từ việc thẩm định các nguy cơ khi nhận vắc xin, thế nhưng quí vị luôn luôn gặp bác sĩ hay các chuyên gia y tế”, Gary Grohmann.
Tuy nhiên ông cũng ghi nhận rằng, vắc xin có thể ít hữu hiệu và bảo vệ cho nhóm nầy, do phản ứng suy giảm miễn dịch của họ.
“Hiệu quả đối với những người bị suy giảm miễn dịch có thể sẽ thấp hơn, cũng như hiệu quả thấp hơn một chút".
"Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không được bảo vệ trước các điểm cuối phụ chính liên quan đến mức độ nghiêm trọng, như nhập viện hoặc vào ICU, hoặc thậm chí tử vong”, Gary Grohmann.
Thế còn các đồn đoán về việc, liệu vắc xin có an toàn cho những người cao niên, đặc biệt là yếu kém hay không?
ATAGI không đưa ra khuyến cáo đặc biệt nào liên quan đến những người cao niên yếu kém và thay vào đó, khuyên mỗi cá nhân nên được thẩm định một cách cẩn thận trên căn bản từng trường hợp.
“Nếu một số người có sức khoẻ đặc biệt yếu kém, thì việc tiêm chủng không phải là một ý kiến tốt".
"Vì vậy Nhóm Cố Vấn Kỹ Thuật Chủng Ngừa Úc Châu hay ATAGI và những người khác, nên cố vấn từng trường hợp một".
"Mọi người lưu ý về việc cẩn trọng với người cao tuổi".
"Các bác sĩ chăm sóc cho họ biết rõ về tiền sử bệnh án, do đó các bác sĩ ở trong một vị thế tốt nhất để khuyến cáo, liệu họ có nên chủng ngừa hay không”, Gary Grohmann.
Và cuối cùng liệu vắc xin có gây trở ngại cho các cuộc hẹn khám sức khoẻ thường niên hay không, chẳng hạn như chích ngừa cúm hay hiến máu?
ATAGI đề nghị mọi người nên chờ đợi 14 ngày, sau khi đã chủng ngừa Pfizer-BioNTech hay AstraZeneca, trước khi chích ngừa cúm.
Tổ chức nầy cũng cho biết, việc tiêm chủng cả hai loại vắc xin đôi khi có thể dẫn đến hậu quả trái ngược từ trung bình đến cao, vì vậy tốt hơn nên chờ đợi và giáo sư Grohmann cũng đồng ý như vậy.
"Mất khoảng 2 tuần lễ để phản ứng kháng thể đầu tiên lên đến đỉnh điểm đối với vắc xin, vì vậy một khi chuyện đó xảy ra quí vị có thể chích vắc xin cúm một cách an toàn".
"Do đó khoảng cách 2 tuần lễ là để đề phòng và tôi nghĩ đó là một chuyện nhạy cảm”, Gary Grohmann.
Về việc hiến máu, Hội Hồng Thập Tự yêu cầu những người hiến tặng nên chờ 7 ngày sau khi chủng ngừa vắc xin để hiến máu và sau thời hạn nầy, thì bất cứ giờ giấc nào cũng tốt cả.
Giáo sư Prohmann cho biết, đây là chuyện tốt nhất để chắc chắn rằng một người không bị bất cứ phản ứng phụ nào.
“Nếu người chủng ngừa vắc xin có bất cứ phản ứng nào, việc nầy xảy ra từ ngày đầu tiên cho đến một tuần lễ, đại đa số sẽ xuất hiện trong thời gian đó và tôi nghĩ vì lý do đó, nên có khoảng cách giữa việc chủng ngừa và hiến máu”, Gary Grohmann.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại