Một phúc trình của Ủy hội Nhân quyền chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Úc về một loạt các vấn đề, trong đó có việc đối xử với người tỵ nạn, quyền của người Thổ dân và thiếu sót việc bảo vệ nhân quyền.
Việc nầy diễn ra chỉ một tháng sau khi Úc ứng cử và không có đối thủ vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Nước Úc cần nâng cao việc bảo vệ nhân quyền, lên tầm mức căn bản của quốc tế.
Đó là kết luận của Ủy hội Nhân quyền Liên hiệp quốc, trong bản phúc trình mới nhất về hồ sơ nhân quyền của Úc.
Ủy hội gồm có 18 chuyên gia độc lập, đã chỉ trích gay gắt nước Úc về việc không tôn trọng hiệp ước căn bản về nhân quyền, mà Úc đã ký kết.
Phó chủ tịch Ủy hội là ông Yuval Shany nói rằng, nay là lúc nước Úc phải chấp nhận căn bản quốc tế.
"Tiêu chuẩn mà chúng ta hiện đặt ra, chúng tôi nghĩ đó là một căn bản hoàn toàn giảm thiểu và chúng tôi hy vọng hầu hết các quốc gia trên thế giới, chắc chắn những nước đảm nhận vị thế lãnh đạo về nhân quyền trên thế giới như nước Úc, mới được chọn vào Hội đồng Nhân quyền, sẽ tôn trọng các căn bản đó".
Phúc trình của Ủy hội diễn ra gần 2 tuần lễ, sau khi trung tâm giam giữ trên đảo Manus bị đóng cửa, nơi vẫn còn 600 người nay có tin là chỉ còn 400 người, từ chối rời khỏi trại khi cho rằng họ lo sợ về vấn đề an ninh.
Khi các cuộc biểu tình vẫn kéo dài, các thước phim video lén lút quay bên trong trại của nhóm tranh đấu có tên là GetUp, đã tiết lộ tình trạng bên trong trại nơi những ên đàn ông còn lại trong trại sinh sống ra sao, khi không có điện nước và nhiệt độ lên đến 40 độ bách phân.
Bà Shen Narayanasamy là đồng chủ tịch của nhóm nói trên, vừa trở về từ Manus.
Nói chuyện với đài SBS, bà cho rằng tình trạng trong trại đã đạt đến mức độ khủng hoảng.
"Họ cho biết, rất lo sợ cuộc sống ở bên ngoài và cũng lo sợ cuộc sống bên trong trại nữa. Thế nhưng trên thực tế, họ đối diện với cái chết từ từ bên trong trại và có thể còn nhanh hơn nữa, khi sống bên ngoài trại".
Từ lâu chính phủ liên bang đã bị nhiều chỉ trích về chính sách bảo vệ biên giới, cũng như cần giữ người tầm trú và tỵ nạn trong các trung tâm thanh lọc ở hải ngoại, với điều kiện sinh sống hết sức tệ hại.
"Bản phúc trình nói với nước Úc rằng, 'Quí vị nên cư xử tốt đẹp hơn'. Đây là một điều hết sức đặc biệt đối với một quốc gia giàu có và thịnh vượng, lại đi nhốt những người ở một mức độ chưa hề có, trên bình diện thế giới. Liên hiệp quốc xem đây là một trong các vấn đề mà Úc phải giải quyết, hầu cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình", Hugh De Kretser.
Ông Yuval Shany nói rằng, nước Úc không thể đối xử với người tầm trú như những tên tội phạm và phải tôn trọng nghĩa vụ của mình.
"Liên quan đến đoạn 36 trong bản phúc trình, chúng tôi kêu gọi nước Úc hãy chấm dứt các thỏa ước chuyến người tỵ nạn ra nước ngoài và theo sau việc đóng cửa trại, Úc phải thu xếp việc bảo đảm rằng, các cá nhân nầy hoặc chuyển sang Úc, hay đến một quốc gia tương đối an toàn và theo dõi tình trạng, sau việc đóng cửa trung tâm tạm giam người tầm trú".
Trong khi các vụ biểu tình vẫn tiếp tục trên khắp nước Úc, Tổng trưởng phụ trách về Kỹ Nghệ Quốc phòng Christopher Pyne cho đài truyền hình số 9 biết rằng, những người tranh đấu đã gây nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.
"Những người nầy vẫn ở trung tâm giam giữ trên đảo Manus và đã chọn không chấp nhận các biện pháp do chính phủ đưa ra cho họ. Đó là do phần nhiều họ bị các nhà tranh đấu Úc, bảo họ nên ở lại trên đảo Manus để được sang Úc".
Phúc trình cũng lên án tình trạng, có nhiều người Thổ dân và dân bán đảo Torres, bị tù quá nhiều.
Được biết người Thổ dân Úc, được xem là sắc dân bị tù nhiều nhất trên thế giới.
Bản phúc trình cũng lên án, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại một số tiểu bang và lãnh thổ, có nơi chỉ có 10 tuổi mà thôi.
Giám đốc Trung tâm Luật pháp Nhân quyền của Úc là ông Hugh De Kretser cho đài SBS biết rằng, bản phúc trình quả rất tệ hại.
"Bản phúc trình nói với nước Úc rằng, 'Quí vị nên cư xử tốt đẹp hơn'. Đây là một điều hết sức đặc biệt đối với một quốc gia giàu có và thịnh vượng, lại đi nhốt những người ở một mức độ chưa hề có, trên bình diện thế giới. Liên hiệp quốc xem đây là một trong các vấn đề mà Úc phải giải quyết, hầu cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình".
Liên quan đến quyền của những người đồng tính, bản phúc trình đề nghị Luật Hôn nhân nên được tu chính và nói rằng, việc chấp nhận khuyến cáo từ các cuộc thăm dò công luận, không phải là phương pháp được chấp nhận để từ đó ra các quyết định.
Luật về metadata của Úc liên quan đến việc tồn trữ các chi tiết cá nhân cũng bị nói đến, với đề nghị cho rằng các thẩm phán nên quan tâm đến việc cho phép nhà cầm quyền, được quyền xử dụng các dữ kiện về viễn thông của người dân.
Các viên chức Úc được yêu cầu phúc trình lại cho Liên hiệp quốc trong vòng 12 tháng, cho biết chi tiết về những gì đã thi hành, phù hợp với các đề nghị của Liên hiệp quốc.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại