Các biện pháp y tế được nới lỏng giữa lúc các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn

An official prepares a sample at COVID-19 testing site

An official prepares a sample at COVID-19 testing site Source: AAP

Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã lên đến 400 triệu trường hợp vào thứ Năm. Việc nầy xảy ra khi một số quốc gia tiếp tục nới lỏng hơn nữa các hạn chế về y tế.


Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, có tia sáng cuối đường hầm khi đợt lây nhiễm COVID-19 cuối cùng có thể đang quay đầu lại Châu Phi, miễn là các xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.

Giám đốc khu vực Châu Phi của WHO, Tiến sĩ Matshidiso Moeti đưa ra thông báo này vào hôm thứ Tư.

“Hôm nay khi đứng ở đây, cuối cùng chúng ta có thể tuyên bố rằng nếu các xu hướng hiện tại được giữ vững, thì có ánh sáng ở cuối đường hầm".

"Miễn là vẫn cảnh giác và chúng ta hành động tích cực, đặc biệt là về tiêm chủng".

"Lục địa Châu Phi đang trên đường kiểm soát đại dịch”, Matshidiso Moeti.

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson đang nhanh chóng theo dõi các kế hoạch hiện có, để sống chung với virus.

Từ ngày 21 tháng 2, những người mắc COVID-19 sẽ không còn đòi hỏi về các yêu cầu tự cô lập đã được thông báo thế nhưng một số cư dân tỏ ra lo lắng.

“Nếu là ông Boris Johnson, có lẽ tôi sẽ thôi thúc nhiều hơn về quan điểm cho rằng ông ta làm điều đó vì lý do chính trị, để cố gắng và ngăn cản mọi thứ từ đảng phái và tất cả những thứ khác tại Số 10 đường Downing, cũng như tôi không nghĩ ông ta lắng nghe khoa học nhiều hơn".

"Vì vậy nếu mọi chuyện suôn sẻ, sẽ rất tốt cho ông ta, thế nhưng tôi nghĩ lại, quí vị vẫn còn có những người nguy hiểm hơn một chút".

"Đặc biệt trong các trường học, rất nhiều nhân viên và tôi làm việc riêng với các giáo viên, rất nhiều người trong số họ rất lo lắng về điều đó”, một cư dân ở Anh.

Thông báo được đưa ra, khi Thái tử Charles xét nghiệm dương tính với COVID-19 lần thứ hai, chỉ vài ngày sau khi gặp Nữ hoàng.

Được biết Thái tử được chuẩn bị để tham dự một chuyến viếng thăm theo lịch trình ở thành phố Winchester ở miền nam nước Anh , thế nhưng đã gửi tin nhắn xin lỗi sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

“Rất tiếc vì tôi không thể có mặt với quí vị hôm nay. Tôi vô cùng thất vọng, vì rất mong được đánh dấu dịp lịch sử này với bạn".

"Tôi rất hy vọng có thể đến thăm vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng với ngày hôm nay xin hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành nhất và những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, khi quí vị đánh dấu dịp đáng nhớ này cho Winchester”, Thái tử Charles.

Tại Đức, khoảng 1 ngàn người cầm đèn pin chiếu sáng lên bầu trời ở Munich vào tối thứ Năm, để thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ các biện pháp COVID-19 của chính phủ Đức, trái ngược hoàn toàn với các cuộc biểu tình gần đây lên án các hạn chế.

Cư dân nói rằng, họ đã chán ngấy khi có đủ các phong trào chống tiêm chủng liên tục rồi.

“Tôi đang làm việc trong lãnh vực y tế với tư cách là giám đốc cung cấp dịch vụ chăm sóc và tôi đã trải qua hai đợt bùng phát dịch bệnh, khi rất nhiều người đã chết hồi đó".

"Tôi bị sốc vì vẫn có những người nghi ngờ bằng chứng khoa học".

"Nhóm thiểu số có tiếng nói này, đang chia rẽ xã hội và tôi chỉ đơn giản là không muốn điều đó xảy ra”, một cư dân ở Đức.
"Quí vị biết đấy, đây là một điều thực sự tồi tệ ở đây và nó còn tồi tệ hơn nữa, nó không không hại quí vị khi đeo khẩu trang”, một cư dân New York.
Trong khi đó ở Canada, các nhà hoạt động phản đối lệnh kiểm dịch và vắc xin đã ngang nhiên tiếp tục cái gọi là ‘Đoàn xe Tự do’, bất chấp cảnh báo của cảnh sát Ottawa cho biết họ chuẩn bị hành động nghiêm khắc hơn, để chấm dứt các cuộc biểu tình.

Tuy nhiên một số cư dân đồng ý với những người biểu tình và muốn chính phủ từ bỏ hạn chế.

“Theo tôi, bước đầu tiên là giải quyết tình hình nầy bằng cách mở ra một số giao tiếp tốt để đặt cuộc sống trở lại bình thường".

"Nếu mọi người ở đây rời đi và trở về nhà, họ đều vui vẻ một chút và có thể quay trở lại làm những gì họ muốn, sau đó chúng ta có thể bắt đầu thảo luận một cách văn minh về mọi thứ".

"Thế nhưng cho đến khi các biện pháp tạm thời và các hạn chế được dỡ bỏ, không ai ở đây được rời đi".

"Việc này có thể tiếp diễn trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng đều không quan trọng".

"Nếu sự việc không ở đây, nó sẽ ở một nơi khác".

"Vì vậy sẽ không có hồi kết cho việc này và những biện pháp bắt buộc cần phải chấm dứt”, một cư dân Canada.

Còn tại Hoa Kỳ, thành phố New York đã chính thức bỏ đòi hỏi đeo khẩu trang vào thứ Năm nhờ số ca bệnh giảm, tuy nhiên một số cư dân vẫn thận trọng.

“Tôi nghĩ về điều đó và mọi người nên đeo khẩu trang để bảo vệ cho người khác, bởi vì virus vẫn còn ở ngoài này".

"Tôi đã tiêm chủng cả 3 mũi, mũi đầu tiên, thứ hai và mũi tăng cường".

"Tôi mong ước mọi người luôn khỏe mạnh và đi tiêm chủng".

"Quí vị biết đấy, đây là một điều thực sự tồi tệ ở đây và nó còn tồi tệ hơn nữa, nó không không hại quí vị khi đeo khẩu trang”, một cư dân New York.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share